Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

Phuong an va bien phap cap cuu tai nan lao dong 2019





A.    CẤP CỨU TẠI NƠI XẢY RA TAI NẠN LAO ĐỘNG:
I. CẤP CỨU NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT
Khi xảy ra tai nạn lao động điện giật, người thực hiện cấp cứu tại chỗ phải thực hiện các bước sau đây:      
1. Tách nạn nhân ra khỏi mạch điện:
a. Trường hợp cắt được mạch điện: tốt nhất là cắt bằng các thiết bị đóng cắt gần nhất như: công tắc điện, máy cắt, cầu dao, rút phích cắm, cầu chì,… Cần lưu ý:
- Nếu mạch điện bị cắt cấp cho đèn chiếu sáng lúc trời tối thì phải chuẩn bị ngay nguồn sáng khác để thay thế.
- Nếu người bị nạn ở trên cao thì phải chuẩn bị các phương tiện để đưa nạn nhân xuống hoặc hứng, đỡ khi nạn nhân có thể rơi xuống (trong trường hợp không có biện pháp nào khác).
b. Trường hợp không cắt được mạch điện bằng các thiết bị đóng cắt: trong trường hợp này cần phân biệt người bị nạn đang chạm vào mạch điện hạ áp hay điện cao áp để áp dụng các phương pháp sau:
- Nếu là mạch điện hạ áp: người cứu phải đứng trên bàn, ghế hoặc tấm gỗ khô, đi dép hoặc ủng cao su (cách điện), đeo găng cao su (cách điện) rồi dùng tay kéo nạn nhân ra khỏi mạch điện. Nếu không có các phương tiện trên thì dùng gậy gỗ, tre khô gạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân để tách ra, hoặc dùng tay khô hay có bọc lót ni-lon, bìa giấy khô,… để nắm vào áo, quần khô của nạn nhân kéo ra. Nếu có kìm cách điện, búa, rìu cán bằng gỗ,… thì sử dụng những dụng cụ này để cắt, chặt đứt dây điện đang gây ra tai nạn.
Tuyệt đối không chạm trực tiếp vào người nạn nhân, vì như vậy người đi cứu cũng bị điện giật.
- Nếu là mạch điện cao áp: thì người cứu phải có ủng, găng tay cách điện và dùng sào cách điện để gạt hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi mạch điện.
2. Hô hấp nhân tạo ngay trên trụ:
Khi đã cắt điện xong người đi cứu phải leo ngay lên trụ. Nếu nạn nhân ngừng thở phải hô hấp ngay trên trụ.
(Phương pháp thực hiện xem Phụ lục 1).
3. Đưa nn nhân xung đt:
Phải nhanh gọn, an toàn và đơn giản sao cho nạn nhân được đưa xuống trụ mà không bị thêm chấn thương khác. Để đưa nạn nhân xuống trụ cần phải:
- Có dây thng đưng kính 12mm tr lên, chiu dài đ đ đưa nn nhân xuống.
- Chn v t mắc dây sao cho: ở phía trên nạn nhân, không b vướng khi đưa người xuống, đảm bảo chắc chắn.
- Mắc dây vào người nạn nhân sao cho: không b vưng khi đưa người xuống, đảm bảo chắc chắn; không làm cản trở việc hô hấp của nạn nhân.
- Tháo (cắt) dây đai an toàn.
- Đưa nạn nhân xuống đất.
(Phương pháp đưa nạn nhân xuống đất xem Phụ lục 2)
  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.