Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

Bài 1 - THAY MÁY BIẾN ÁP 1 PHA BỊ SỰ CỐ BẰNG XE CẨU



BÀI 1:
THAY MÁY BIẾN ÁP 1 PHA BỊ SỰ CỐ BẰNG XE CẨU
I.   CÁC ĐỐI TƯỢNG THAM GIA HUẤN LUYỆN, SÁT HẠCH:
- Công nhân, vận hành, sửa chữa, bảo trì, thí nghiệm, xây dựng đường dây và trạm, gọi tắt (CNQLVH);
- Trực ban vận hành, gọi tắt (TBVH);
- Trực ca sửa chữa, gọi tắt (TSCĐ);
- Công nhân vận hành cẩu, thủ kho kiêm lái xe cẩu, gọi tắt (VHC);
- Công nhân QLVH kiêm treo, tháo hệ thống đo đếm điện năng, công nhân QLVH kiêm trực sửa chữa điện gọi tắt (CNQLVH kiêm nhiệm);
II.       CÔNG VIỆC CẦN THỰC HIỆN CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG THAM GIA HUẤN LUYỆN, SÁT HẠCH:
- CNQLVH : thực hiện công việc Người chỉ huy trực tiếp hoặc nhân viên trong đơn vị công tác;
- TBVH: thực hiện công việc Người cấp phiếu thao tác và phiếu công tác;
- TSCĐ: thực hiện công việc Người cho phép;
- VHC: thực hiện công việc nhân viên trong đơn vị công tác với nhiệm vụ điều khiển cẩu;
- CNQLVH kiêm nhiệm: thực hiện công việc nhân viên đơn vị công tác.
III.     TRÌNH TỰ THỰC HIỆN BÀI THỰC HÀNH:
A.  Nhóm thực hiện bài thi thực hành gồm:
- Người cấp phiếu thao tác và phiếu công tác (TBVH);
- Hai người thực hiện công việc thao tác và cho phép làm việc (TSCĐ);
- Người chỉ huy trực tiếp và nhân viên trong đơn vị công tác để thực hiện công việc thay máy biến áp 1 pha bằng xe cẩu. Dự kiến đơn vị (nhóm) công tác (kể cả người chỉ huy trực tiếp) tối thiểu 5 người, tối đa 6 người;
B.  Trình tự thực hiện bài thi thực hành như sau:
1.        Trước khi công tác
- TBVH cấp phiếu thao tác và phiếu công tác;
- Giám khảo kiểm tra các phiếu thao tác, phiếu công tác nếu đúng cho tiếp tục thực hiện nếu sai khâu nào phải yêu cầu làm lại cho đến khi đúng (tham khảo phụ lục 2 đính kèm).
- TSCĐ thực hiện công việc thao tác và cho phép làm việc: Cắt FCO đầu tuyến, tiếp đất, treo biển báo ghi nhận vào Phiếu công tác và yêu cầu nhóm công tác tiếp đất tại vị trí làm việc. Trình tự thực hiện cắt FCO và tiếp đất xem Phụ lục 1 đính kèm.
- Giám khảo kiểm tra quá trình làm việc xác định và ghi nhận lỗi của từng cá nhân. Nếu cá nhân nào sai sót thì phải yêu cầu thực hiện lại bài thực hành (với nhóm khác) cho đến khi không còn sai sót (tham khảo phụ lục 1, 2 đính kèm).
- Đơn vị công tác (nhóm công tác): Thực hiện biện pháp an toàn theo yêu cầu của Người cho phép và tiếp nhận hiện trường;
- Giám khảo kiểm tra các phiếu thao tác, phiếu công tác nếu đúng cho tiếp tục thực hiện nếu sai khâu nào phải yêu cầu làm lại cho đến khi đúng (tham khảo phụ lục 2 đính kèm).
2.        Trong khi công tác
- Người chỉ huy trực tiếp và nhân viên trong đơn vị công tác thực hiện công việc thay máy biến áp 1 pha bằng xe cẩu theo các bước sau :
Thứ tự
Nội dung chính
Nội dung thực hiện
Bước 1
Kiểm tra thực tế tại địa điểm làm việc
Người CHTT rà soát đối chiếu hiện trường với nội dung trong PCT.
Bước 2
Phân công thực hiện BPAT tại hiện trường (trường hợp đơn vị công tác phải thực hiện tại hiện trường)
-   Người CHTT hướng dẫn BPAT tại hiện trường;

Bước 3
Thực hiện BPAT tại hiện trường (trường hợp đơn vị công tác phải thực hiện tại hiện trường)
-   Thực hiện đúng động tác đúng quy định an toàn điện khi thử điện, leo cao, cắt điện, tiếp đất, treo biển báo, nếu nhóm công tác thực hiện. Ghi tên, thời gian, ký tên vào PCT những người vào trước làm BPAT.


Bước 4
Phân công công việc cho từng người trong đơn vị công tác
- NCHTT phổ biến rõ cho đơn vi công tác BPAT đã thực hiện, phạm vi công tác, phân công công việc cho từng người;
- Nhân viên trong đơn vị công tác tập trung lắng nghe, nắm vững nội dung. Ghi tên, thời gian và ký tên cả nhóm vào PCT .
Bước 5
Đậu xe cẩu gần trụ
-    Kiểm tra chân chống xe cẩu;
-     Kiểm tra không gian xung quanh cần cẩu.
Bước 6
Điều khiển cần cẩu lên xuống không tải để kiểm tra tầm với, tải trọng cần cẩu, góc LV cẩu.
-    Kiểm tra trọng lượng máy biến áp;
-    Kiểm tra tải trọng cẩu với chiều dài cần cẩu và tầm với với trọng lượng MBA
Bước 7
Tháo các dây dẫn khỏi máy biến áp
Đánh dấu các đầu dây trước khi tháo ra khỏi máy biến áp
Bước 8
Chuẩn bị hạ máy biến áp xuống đất
-    Móc nài cáp vào MBA và móc cáp của cần cẩu, kéo căng để kiểm tra có ảnh hưởng đến máy biến áp không để điều chỉnh hệ thống hạ máy biến áp cho phù hợp;
-    Buộc dây luộc vào máy biến áp làm dây lái khi hạ máy biến áp (nếu cần thiết).
Bước 9
Tháo máy biến áp khỏi trụ
-    Ngay khi MBA vừa nhớm khỏi bu-lông treo máy dừng lại kiểm tra các cơ cấu có đảm bảo chịu được tải khi hạ xuống không?
-    Tất cả mọi người tham gia phải tập trung vào công việc quan sát máy biến áp, xe cẩu. Không được để người đứng dưới chân trụ.
Bước 10
Hạ máy biến áp xuống đất
-              Tất cả mọi người tham gia phải tập trung vào công việc quan sát máy biến áp, cần cẩu, dây lái.
-               Giữ chắc dây lái (nếu có) để máy biến áp không bị va đập vào bất cứ vật nào.
-               Không cho người đứng dưới trụ, tải trọng.
Bước 11
Chuyển máy biến áp lên xe vận chuyển về kho
-               Tất cả mọi người tham gia phải tập trung vào công việc quan sát máy biến áp, cần cẩu, dây lái.
-               Khi nâng hạ máy biến áp tránh để bàn tay, bàn chân dưới đáy máy biến áp.
Bước 12
Kiểm tra, vệ sinh máy biến áp mới bao gồm:
-    Dùng mê-gôm-mét kiểm tra cách điện máy biến áp;
-    Kiểm tra thông mạch bộ đổi nấc máy biến áp và các cuộn dây hạ áp;
-    Dùng bộ xác định cực tính xác định cực tính máy biến áp (nếu máy biến áp không còn bảng sơ đồ đấu dây);
-    Lau chùi máy biến áp đặc biệt các đầu sứ cách điện;
-    Kiểm tra các đầu cosse máy biến áp.
-      Tập trung kiểm tra chính xác;
-      Không chạm vào máy biến áp khi dùng mê-gôm-mét kiểm tra cách điện.
Bước 13
Chuẩn bị kéo máy biến áp lên trụ
-    Móc nài cáp vào MBA và móc cáp của cần cẩu vào nài cáp kéo căng để kiểm tra có ảnh hưởng đến máy biến áp không để điều chỉnh hệ thống kéo máy biến áp cho phù hợp;
-    Buộc dây luộc vào máy biến áp làm dây lái khi kéo máy biến áp lên.
Bước 14
Kéo máy biến áp lên trụ
-              Tất cả mọi người tham gia phải tập trung vào công việc quan sát máy biến áp, cần cẩu, dây lái.
-               Khi máy biến áp lên cao cách mặt đất 20 cm dừng kại để kiểm tra toàn bộ hệ thống kéo máy biến áp lên trụ;
-              Điều khiển cẩu có giữ chắc dây lái để máy biến áp không bị va đập vào bất cứ vật nào hoặc rung lắc nhiều.
-               Không cho người đứng dưới máy biến áp.
Bước 15
Lắp máy biến áp vào trụ
-              Tất cả mọi người tham gia phải tập trung vào công việc quan sát máy biến áp, cần cẩu, dây lái.
-              Giữ chắc dây lái để máy biến áp không bị va đập vào bất cứ vật nào.
-               Giữ hệ thống treo máy cho đến khi lắp đầy đủ 2 bu-lông treo máy. (Chú ý: Nếu chỉ lắp được vào 1 bu-lông thì dùng bu-lông trên. Bu-lông dược thay bằng cổ-dê để giữ máy biến áp vào trụ. Không được lắp máy biến áp bằng 1 bu-lông);

Bước 16
Kiểm tra máy biến áp mới bao gồm:
-    Dùng mê-gôm-mét kiểm tra cách điện máy biến áp;
-    Kiểm tra thông mạch các cuộn dây hạ áp;
-    Kiểm tra các đầu cosse máy biến áp
-      Tập trung kiểm tra chính xác;
-      Không chạm vào máy biến áp khi dùng mê-gôm-mét kiểm tra cách điện.
Bước 17
Lắp các dây dẫn
-                 Không lắp sai dây làm hỏng máy biến áp hoặc hư hỏng thiết bị;
-                 Bị ngã cao trong quá trình xoay chuyển để đấu dây, không sử dụng dây quàng phụ...
Bước 18
Tháo gỡ các tiếp đất đã thực hiện tại hiện trường (trường hợp đơn vị công tác phải thực hiện tại hiện trường) và trả điện.
Thực hiện đúng động tác đúng quy định leo cao.

Bước 19
Người chỉ huy trực tiếp thông báo về trực ban vận hành đã hoàn tất công tác
Thực hiện đúng quy định kết thúc công tác.

- TBVH cử người cho phép tiếp nhận hiện trường, cấp phiếu thao tác tháo tiếp đất và đóng FCO đầu tuyến
- Giám khảo kiểm tra quá trình làm việc xác định và ghi nhận lỗi của từng cá nhân. Nếu cá nhân nào sai sót thì phải yêu cầu thực hiện lại bài thực hành (với nhóm khác) cho đến khi không còn sai sót (tham khảo phụ lục 2 đính kèm).
3.        Kết thúc công tác:
- TSCĐ và TBVH kiểm tra hoàn tất thủ tục thực hiện các Phiếu thao tác, phiếu công tác;
- TSCĐ và đơn vị công tác thu dọn dụng cụ đồ nghề;
IV.     NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ:
-    Ban giám khảo nhận xét quá trình làm việc; xác định các lỗi đã ghi nhận của từng cá nhân.
-    Ban giám khảo tham khảo phụ lục 1, 2  để đánh giá từng cá nhân như sau :
+Đánh giá đạt khi sai sót không quá 3 lỗi không nghiêm trọng nêu trong phụ lục 2;
+    Đánh giá không đạt khi sai sót quá 3 lỗi không nghiêm trọng hoặc vi phạm ít nhất 1 lỗi nghiêm trọng như làm rơi ti leo, sào và các dụng cụ vật tư khác, có lúc không quàng dây quàng trụ, không thực hiện đúng các động tác trình tự thực hiện công việc như yêu cầu. Những cá nhân không đạt phải thực hiện lại bài thực hành (với nhóm khác) cho đến khi không còn sai sót.


                                                                            Ngày 06 tháng 04 năm 2017
PHÒNG AN TOÀN                                                          Biên Soạn





 Lưu Thanh Điền                                                      Nguyễn Hoàng Lực
                                    
                                           KT GIÁM ĐỐC
                                          PHÓ GIÁM ĐỐC


  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.