Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

Leo trụ, cắt FCO, tiếp đất di động - FCO thao tác

                                               

 THỰC HIỆN LEO TRỤ, ĐÓNG CẮT FCO, THÁO LẮP TIẾP ĐÂT DI ĐỘNG

A.   Leo trụ beton ly tâm bằng 2 ty leo và sử dụng dây an toàn có dây quàng phụ khi vượt qua chướng ngại vật.

Các động tác thực hiện:
1./ Kiểm tra và chuẩn bị:
-      Kiểm tra trang cụ cá nhân và BHLĐ đầy đủ;
-      Tay cài cúc. Nón cài quai. Mang giày phủ gót buộc dây chắc chắn;
-      Kiểm tra: trụ và móng trụ phải được quan sát trước khi leo, phải đảm bảo chắc chắn trụ không bị ngã đỗ, gãy khi có người leo lên, nếu thử điện trên trụ;
-      Kiểm tra đai an toàn và dây quàng trụ: mang đai an toàn vào người sau đó đứng dưới chân trụ quàng dây quàng trụ vào trụ đặt hai chân sát vào chân trụ ngã người ra sau 3 lần. Kiểm tra lại đai an toàn và dây quàng trụ không có dấu hiệu hư hỏng.
2./ Các động tác leo trụ: Leo trụ bằng 2 ty leo, ty thứ 3 dự phòng và để máng giữ dây quàng khi đứng trên hai ty leo.
-      Cắm 2 ty leo vào các lỗ trụ, một cách chắn chắn (sâu khoảng 3cm), 1 ty bên trái 1 ty bên phải theo hình zíc zắc. Ty thấp nhất nằm bên trái.
-      Bước chân trái lên ty leo bên trái. Hai tay ôm trụ.
-      Tiếp tục bước chân phải lên ty leo bên phải. Hai tay ôm trụ.
-      Một tay ôm trụ,  một tay quàng dây quàng trụ vào thân trụ. Dây quàng phụ máng trên vai.
-      Tiếp theo lần lượt thực hiện các bước thuận và nghịch như sau: 
+      Bước trái: Chân phải đứng chắc chắn trên ty leo, 2 tay ôm trụ. Chân trái tì thẳng dọc theo thân trụ, chân phải chùng gối, tay trái chồm xuống lấy ty leo bên trái. Sau đó, đứng thẳng tay trái cắm ty leo vào lỗ trụ bên trái.
+      Bước phải:  Chân trái đứng chắc chắn trên ty leo, 2 tay ôm trụ. Chân phải tì thẳng dọc theo thân trụ, chân trái chùng gối, tay phải chồm xuống lấy ty leo bên phải. Sau đó, đứng thẳng, tay phải cắm ty leo vào lỗ trụ bên phải.
* Khi leo xuống làm động tác ngược lại. Ty leo thứ 3 dự phòng và làm vị trí máng dây AT khi làm việc.
3./ Động tác vượt chướng ngại vật:
-      Cắm hai ty leo ngang bằng nhau, ở vị trí sao cho chướng ngại vật nằm ngang vào khoảng giữa rốn và ngực.
-      Hai chân đứng trên hai ty leo ngang bằng nhau.
-      Quàng dây quàng trụ thứ hai vào phần trụ phía trên chướng ngại vật.
-      Mở dây quàng thứ nhất ra quàng lên vai.
-      Tiếp tục thực hiện động tác leo trụ.
·        Khi leo xuống thì thực hiện tương tự.

B. Thao tác cắt (đóng) 3 FCO trên đường dây 22kV

Các động tác thực hiện:
1./ Kiểm tra và chuẩn bị:
-      Kiểm tra găng tay cách điện trung thế: găng phải còn trong hạn sử dụng. Kiểm tra găng không bị thủng bằng cách quấn tròn găng từ cổ tay vào các ngón tay. Nếu không có hiện tượng xì hơi găng không bị thủng.
-      Kiểm tra sào thao tác: sào phải còn trong hạn sử dụng. Sào phải sạch sẽ không dính bùn đất, không ẩm ướt, không trầy xước, rạn nứt, các khớp nối phải chắc chắn.
-      Kiểm tra còi thử điện: còi phải còn trong hạn sử dụng, thử tại mạng điện, còn mang điện, còi phải báo tín hiệu còn điện một cách rõ ràng.
-      Kiểm tra trụ và móng trụ : quan sát trụ và móng trụ, phải đảm bảo chắc chắn trụ không bị ngã đỗ, gãy khi có người leo lên.
-      Kiểm tra đai an toàn và dây quàng trụ: mang đai an toàn vào người sau đó đứng dưới chân trụ quàng dây quàng trụ vào trụ đặt hai chân sát vào chân trụ ngã người ra sau 3 lần. Kiểm tra lại đai an toàn và dây quàng trụ không có dấu hiệu hư hỏng.
*   Trước khi thao tác cắt hoặc đóng FCO đường dây, phải kiểm tra:
- Đã hạ phụ tải chưa nếu thao tác FCO
- Nếu thao tác LBFCO, thì dòng điện định mức cho phép cắt của LBFCO phải lớn hơn phụ tải.
- Nếu thao tác LTD phải kiểm tra đã cắt MC và kiểm tra điện trước khi thao tác.
2./ Các động tác leo trụ thực hiện: như bài 1
3./ Động tác vượt chướng ngại vật: như bài 1
4./ Động tác đứng chuẩn bị thao tác:
-   Cắm hai ty leo ngang bằng nhau, ở vị trí sao cho toàn bộ thân người đứng cách phần còn mang điện >=3m.
-   Hai chân đứng trên hai ty leo ngang bằng nhau.
-   Điều chỉnh dây quàng trụ sao cho khi ngữa ra thân người hợp với thân trụ một góc >30o và  <45o
5./ Động tác chuyển sào lên và xuống:
-      Chuyển sào lên và xuống bằng cách dùng dây thừng nhỏ.
-      Một đầu dây thừng nhỏ (hoặc dây dù) buộc vào móc chữ D của dây an toàn.
-      Thả đầu kia dây thừng nhỏ (hoặc dây dù) xuống dưới.
-      Buộc sào vào khoảng giữa dây thừng nhỏ (hoặc dây dù).(Sao cho người bên dưới có thể nắm một đầu dây để kiểm soát không cho sào va vào chướng ngại vật trong quá trình kéo sào lên).
-      Người bên trên kéo sào lên, người bên dưới  nắm một đầu dây để kiểm soát không cho sào va vào chướng ngại vật trong quá trình kéo sào lên, cho đến khi người bên trên giữ được sào.
6./ Động tác cắt hoặc đóng FCO:
-      Mang găng tay cách điện.
-      Dùng hai tay từ từ đưa sào lên trên.
-      Móc đầu sào vào vòng tròn của cần fuse của FCO. (không làm đứt chì do chủ quan)
-      Cắt pha giữa trước 2 pha bìa sau. Giật mạnh và dứt khoát cần fuse ra khỏi ngàm FCO, sao cho đầu cần fuse cách ngàm ít nhất 20cm.
-      Hạ sào xuống, sao cho cần fuse từ từ buông xuống.
-      Rút sào ra khỏi móc của cần fuse.
* Nếu thao tác đóng điện thì thực hiện như sau:
-         Mang găng tay cách điện.
-         Dùng hai tay từ từ đưa sào lên trên.
-         Móc đầu sào vào vòng tròn của cần fuse của FCO.
-         Đóng 2 pha bìa trước rồi đóng pha giữa.
-         Đóng mạnh và dứt khoát cần fuse vào ngàm FCO, khoảng hở đầu cần FCO ít nhất 20cm trước khi đóng.
-         Rút sào ra khỏi móc của cần fuse.

C. Lắp (tháo) 1 bộ tiếp đất di động đường dây 22KV loại kẹp mỏ vịt.

Các động tác thực hiện
1.     Kiểm tra và chuẩn bị:
-   Kiểm tra sào lắp tiếp đất: sào phải còn trong hạn sử dụng. Sào phải sạch sẽ không dính bùn đất, không ẩm ướt, không trầy xước, rạn nứt, các khớp nối phải chắc chắn.
-   Kiểm tra bộ tiếp đất còn hạn sử dụng,  bảo đảm còn sử dụng tốt.
-   Kiểm tra còi thử điện: còi phải còn trong hạn sử dụng, thử tại mạng điện, còn mang điện, còi phải báo tín hiệu còn điện một cách rõ ràng.
-   Trụ và móng trụ phải được quan sát trước khi leo, phải đảm bảo chắc chắn trụ không bị ngã đỗ, gãy khi có người leo lên.
-   Mang đai an toàn vào người sau đó đứng dưới chân trụ quàng dây quàng trụ vào trụ đặt hai chân sát vào chân trụ ngã người ra sau 3 lần. Kiểm tra lại đai an toàn và dây quàng trụ không có dấu hiệu hư hỏng.
2. Các động tác leo trụ thực hiện: như phần A.
3.  Động tác vượt chướng ngại vật: như phần A.
4. Động tác đứng chuẩn bị lắp tiếp đất:
-   Cắm hai ty leo ngang bằng nhau, ở vị trí sao cho có thể dùng tay móc các đầu dây tiếp đất vào dây trung tính và cách xa phần còn mang điện.
-   Hai chân đứng trên hai ty leo ngang bằng nhau.
-   Điều chỉnh dây quàng trụ sao cho khi ngữa ra thân người hợp với thân trụ từ >30o đến <45o
5. Động tác chuyển sào lên và xuống:
-   Chuyển sào lên và xuống bằng cách dùng dây thừng nhỏ (hoặc dây dù).
-   Một đầu dây thừng nhỏ (hoặc dây dù) buộc vào móc O (móc dụng cụ) của dây an toàn.
-   Thả đầu kia dây thừng nhỏ (hoặc dây dù) xuống dưới.
-   Buộc sào vào khoảng giữa dây thừng nhỏ (hoặc dây dù). Sao cho người bên dưới có thể nắm một đầu dây để kiểm soát không cho sào va vào chướng ngại vật trong quá trình kéo sào lên.
-   Người bên trên kéo sào lên, người bên dưới  nắm một đầu dây để kiểm soát không cho sào va vào chướng ngại vật trong quá trình kéo sào lên, cho đến khi người bên trên giữ được sào.
6. Động tác lắp tiếp đất:
-   Dùng tay móc 4 đầu của dây tiếp đất vào dây trung tính.
-   Siết chặt một đầu nối cố định với dây trung tính.
-   Điều chỉnh vị trí đứng để các dây của bộ tiếp đất không chạm vào người trong quá trình thực hiện tiếp đất.
-   Dùng sào  móc 1 đầu dây tiếp đất, đưa lên móc vào 1 dây dẫn, siết chặt.
-   Tiếp tục thực hiện các pha còn lại.
·        Tháo tiếp đất thì làm ngược lại.

                                                                            Ngày 06 tháng 04 năm 2017

Danh mục:

  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.