Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

HOẠT ĐỘNG MẠNG AN TOÀN VỆ SINH VIÊN

HOẠT ĐỘNG MẠNG AN TOÀN VỆ SINH VIÊN
1.    Nhiệm vụ:
a.     Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong Tổ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về ATVSLĐ, bảo quản các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nhắc nhở Tổ trưởng sản xuất chấp hành các quy định về ATVSLĐ.
b.    Giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quy trình, nội quy ATVSLĐ, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về ATVSLĐ của người lao động trong Tổ, phát hiện những trường hợp mất an toàn của máy, thiết bị.
c.     Tham gia xây dựng kế hoạch ATVSLĐ, các biện pháp, phương án làm việc ATVSLĐ trong phạm vi của Tổ, tham gia hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với người lao động mới đến làm việc ở Tổ. 
d.    Kiến nghị với Tổ trưởng sản xuất hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, biện pháp đảm bảo ATVSLĐ và khắc phục kịp thời những hiện tượng thiếu an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị và nơi làm việc không đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc, các nguy cơ xảy ra cháy nổ, tai nạn lao động.
2.    Quyền hạn:
a.     Được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của ATVSV; riêng đối với ATVSV trong Tổ sản xuất được trả lương cho thời gian thực hiện nhiệm vụ đó và được hưởng phụ cấp trách nhiệm như Tổ trưởng sản xuất.
b.    Yêu cầu người lao động trong Tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn lao động.
c.     Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp hoạt động do Công đoàn và người sử dụng lao động phối hợp tổ chức.

Phần II
CHẾ ĐỘ SINH HOẠT, KIỂM TRA, BỒI DƯỠNG 
NGHIỆP VỤ VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO CỦA ATVSV VÀ
CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN PHỤ TRÁCH ATVSLĐ
A.    Đối với ATVSV:
ATVSV tham gia cùng với Tổ sản xuất, sinh hoạt an toàn hàng ngày, hàng tuần, như sau:
       I.      Sinh hoạt an toàn hàng ngày:
1.      Vào đầu giờ làm việc:
ATVSV tham gia sinh hoạt an toàn cùng với Tổ sản xuất, ATVSV chủ động hỗ trợ Tổ trưởng sản xuất những việc sau:
a.       Nhắc nhở, rút kinh nghiệm việc thực hiện quy trình, quy định an toàn lao động của ngày làm việc hôm trước, các trường hợp vi phạm về an toàn lao động, vị trí nguy hiểm trên lưới điện phát hiện vào ngày hôm trước.
b.     Giải thích những biện pháp an toàn có liên quan đến công tác được triển khai trong ngày cho mọi người trong đơn vị công tác được thông hiểu (nếu đơn vị công tác đề nghị).
c.      Tham gia kiểm tra công tác chuẩn bị trước khi ra hiện trường của đơn vị công tác, nếu phát hiện sai sót thì kiến nghị với Tổ trưởng sản xuất khắc phục ngay trước khi cho phép đơn vị công tác ra hin trường làm vic.
     Kết thúc sinh hoạt, ATVSV cùng ký tên vào biên bản sinh hoạt và phân công công việc hàng ngày của Tổ sản xuất.  
2.      Tại hiện trường làm việc:
ATVSV cùng với người chỉ huy trực tiếp, người cho phép và công nhân trong đơn vị công tác cùng nhau kiểm tra, nhắc nhở thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn tại hiện trường làm việc theo “Quy định tổ chức quản lý và thực hiện công tác an toàn lao động” của Tổng công ty.
Ø  Đặc biệt, trong quá trình làm việc, ATVSV thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở công nhân được phân công trèo cao kiểm tra chất lượng trụ, móng trụ, vị trí nguy hiểm trên lưới điện và kiểm tra dây an toàn trước khi trèo trụ; nhắc nhở công nhân trong quá trình trèo trụ phải sử dụng dây an toàn phụ khi vượt qua chướng ngại vật, phải kiểm tra và thử điện tất cả các dây trên trụ trước khi trèo vượt qua vị trí trụ phức tạp, trụ có nhiều dây branchement, dây thông tin,...
Ø  ATVSV khi kiểm tra phát hiện tại hiện trường làm việc, những vị trí nguy hiểm trên lưới điện, phải ghi rõ vị trí trụ và những khiếm khuyết không bảo đảm kỹ thuật và an toàn, biện pháp cần xử lý khắc phục vào sổ tay ATVSV để kiến nghị trong các buổi sinh hoạt an toàn hàng ngày, hàng tuần của Tổ sản xuất.     
    II.      Sinh hoạt an toàn hàng tuần:
          Hàng tuần, ATVSV tham gia cùng với Tổ sản xuất, kiểm điểm đánh giá công tác tuần qua, ATVSV kiến nghị với Tổ trưởng sản xuất những vấn đề sau:    
a.     Những vị trí nguy hiểm trên hiện trường mới phát hiện hoặc chưa được thống kê, xử lý (nêu rõ vị trí trụ, tên tuyến và đặc điểm vị trí nguy hiểm).
b.    Tổ chức sinh hoạt hàng ngày có đầy đủ và hiệu quả.
c.     Cơ sở bố trí khối lượng công tác trong ngày không hợp lý dễ xảy ra tình trạng công nhân quá mệt mỏi do quá sức, nôn nóng muốn hoàn thành nhanh công việc dẫn đến động tác, thao tác không chính xác, làm ẩu dễ dẫn đến xảy ra tai nạn lao động.
d.    Các vấn đề khác về ATVSLĐ.
     Kết thúc sinh hoạt, ATVSV cùng ký tên vào biên bản kiểm điểm, đánh giá hàng tuần của Tổ sản xuất.  

B.    Đối với cán bộ Công đoàn phụ trách ATVSLĐ:
I.      Cán bộ CĐBP phụ trách ATVSLĐ:
           Cán bộ CĐBP phụ trách ATVSLĐ quản lý trực tiếp ATVSV; kiểm tra, đôn đốc ATVSV thực hiện nhiệm vụ (theo mục A nêu trên) và tham gia sinh hoạt an toàn, tổ chức kiểm điểm ở Cơ sở mình như sau: 
1.    Chế độ tham gia sinh hoạt, tổ chức kiểm điểm:
¨    Hàng tuần:
   Tham dự ít nhất 01 lần sinh hoạt an toàn hàng ngày của Tổ sản xuất.
Các lần tham dự này, cán bộ CĐBP phụ trách ATVSLĐ kiểm tra, nhắc nhở ATVSV thực hiện nhiệm vụ của mình theo đúng Quy chế.               
¨    Hàng tháng:
-   Tham dự ít nhất 01 lần sinh hoạt kiểm điểm, đánh giá công tác ATVSLĐ hàng tuần của Tổ sản xuất.
-   Tham dự và có ý kiến trong buổi họp kiểm điểm, đánh giá công tác ATVSLĐ hàng tháng của Cơ sở. Qua buổi họp này lấy ý kiến tập thể người lao động về công tác ATVSLĐ để phối hợp cùng bộ phận chuyên môn giải quyết.  
¨    Hàng quý:
Tổ chức kiểm điểm, đánh giá hoạt động mạng lưới ATVSV của Cơ sở mình.
2.    Chế độ báo cáo:
Vào ngày 25-26 hàng tháng, các CĐBP báo cáo về CĐCS tình hình hoạt động mạng lưới ATVSV do mình quản lý.
II.  Cán bộ CĐCS phụ trách ATVSLĐ:
          Cán bộ CĐCS phụ trách ATVSLĐ quản lý hệ thống mạng lưới ATVSV trong toàn Đơn vị mình; trực tiếp quản lý và kiểm tra, đôn đốc các cán bộ CĐBP phụ trách ATVSLĐ thực hiện nhiệm vụ theo mục B.I nêu trên, đồng thời tham gia sinh hoạt an toàn, tổ chức kiểm điểm và bồi dưỡng nghiệp vụ cho mạng lưới ATVSV ở Đơn vị mình như sau: 
1.    Chế độ tham gia sinh hoạt, tổ chức kiểm điểm:
¨    Hàng quý:
-    Tham dự tối thiểu 50% buổi họp kiểm điểm, đánh giá hoạt động mạng lưới ATVSV của các CĐBP. Qua buổi họp này lấy ý kiến tập thể người lao động về công tác ATVSLĐ để phối hợp với bộ phận chuyên môn để giải quyết.
-    Trong các lần tham dự nêu trên, cán bộ CĐCS kiểm tra ATVSV và cán bộ CĐBP phụ trách ATVSLĐ thực hiện đúng theo mục A và mục B.I nêu trên.
¨    Định kỳ 6 tháng và cả năm:
-    Tổ chức kiểm điểm, đánh giá hoạt động mạng lưới ATVSV trong toàn Đơn vị mình.
-    Tổ chức kiểm điểm, đánh giá công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho ATVSV và cán bộ CĐBP phụ trách ATVSLĐ.
2.    Chế độ bồi dưỡng nghiệp vụ mạng lưới ATVSV:
a.     Hình thức:
Ít nhất 6 tháng một lần tổ chức tập trung, thời gian từ 01 ngày đến 02 ngày tùy theo tình hình thực tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của Đơn vị. Cán bộ CĐCS phụ trách ATVSLĐ chịu trách nhiệm tổ chức và có thể mời cán bộ chuyên môn tham gia huấn luyện. Đối tượng huấn luyện ngoài ATVSV còn có CĐBP phụ trách ATVSLĐ.
b.    Nội dung huấn luyện:
ü Phổ biến các văn bản pháp luật mới và các chỉ thị của cấp trên về ATVSLĐ (nếu có);
ü Các chế độ chính sách về BHLĐ;
ü Chế độ phiếu công tác, phiếu thao tác, lệnh công tác kèm theo các tình huống thực tế trong công tác hàng ngày tại Đơn vị;
ü Chuyên đề về thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
ü Các phương pháp sơ cấp cứu thường gặp, hô hấp nhân tạo, cấp cứu người bị điện giật;
ü Sử dụng, bảo quản các trang dụng cụ an toàn, đo lường, thi công;
ü Thảo luận và giải đáp những vướng mắc trong công tác ATVSLĐ;  
ü Kiểm tra cuối khóa.
3.    Chế độ báo cáo:
Vào ngày 25 của tháng cuối mỗi quý, thực hiện báo cáo tình hình hoạt động mạng lưới ATVSV do mình quản lý về CĐEVNSPC.
III.                    Cán bộ CĐEVN SPC phụ trách ATVSLĐ:
1.    Chế độ kiểm tra:
-    Một năm kiểm tra ít nhất 50% các CĐCS. Mỗi đợt kiểm tra tại CĐCS, phải kiểm tra ít nhất 02 CĐBP trực thuộc CĐCS và ATVSV để kiểm tra CĐCS, CĐBP và ATVSV có thực hiện đúng theo Quy chế và ghi nhận vào biên bản kiểm tra.
-    Tham gia đoàn kiểm tra của Tổng Liên đoàn, Công đoàn Điện lực Việt Nam, đoàn của Tổng công ty về việc phúc tra việc kiểm tra, tự kiểm tra công tác ATVSLĐ tại Đơn vị theo quy định.     
2.    Chế độ bồi dưỡng nghiệp vụ mạng lưới ATVSV:
Một năm một lần tổ chức tập trung, có thể kết hợp cùng các lớp huấn luyện về ATVSLĐ của chuyên môn. Đối tượng huấn luyện là cán bộ CĐCS, CĐBP phụ trách ATVSLĐ. Tùy theo tình hình thực tế, xây dựng chương trình và nội dung huấn luyện phù hợp.
3.    Chế độ báo cáo:
Báo cáo tình hình hoạt động mạng lưới ATVSV trong toàn Tổng công ty về Công đoàn Điện lực Việt Nam theo quy định.
-----------------------------

  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.