Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

Các phương án PC tai nan thuong gap 2014

 


Phương án...

I.     CẤP CỨU NẠN NHÂN GÃY XƯƠNG
5.1. Biểu hiện:
- Đau nhiều ở vùng chấn thương và đau tăng lên khi vận động.
- Giảm hoặc mất khả năng vận động.
phuong an tai nan- Sưng nề và bầm tím ở vùng chấn thương.
- Chỗ gãy có thể bị biến dạng.
5. 2. Cố định gãy xương cánh tay: (  Nên có 2 người cấp cứu )
Đặt 2 nẹp, nẹp trên đầu trên quá mỏm vai, đầu dưới quá mỏm khuỷu, nẹp dưới đầu trên tới nách, đầu dưới tới mỏm khuỷu, độn bông vào những nơi có các mỏm xương lồi ra.
Cố định bằng 2 dây, một dây trên, một dây dưới vết thương.
Treo cẳng tay lên cổ và chuyển ngay tới bệnh viện để điều trị tiếp.
5. 3. Cố định gãy xương cẳng tay: ( Nên có 2 người cấp cứu )
Dùng một nẹp đặt phía ngoài ép vào mu bàn tay, một nẹp đặt phía trong ép vào lòng bàn tay.
Buộc cố định 2 dây trên và dưới vết thương rồi treo lên cổ.
5. 4. Cố định gãy xương cẳng chân: (  Nên có 3 người cấp cứu )
Dùng 2 nẹp dài bằng nhau, nẹp trong đầu trên dài tới đùi, đầu dưới dài quá bàn chân, đệm bông vào những nơi có mỏm xương lồi ra.
Sau đó buộc 1 dây trên ổ gẫy, 1 dây dưới ổ gẫy, một dây ở cổ chân, một dây trên gối và một dây giữa đùi.
Buộc 2 chân vào với nhau ở điểm cổ chân và đầu gối.
5.5. Cố định gãy xương đùi: (  Nên có 3 người cấp cứu )
- Dùng 1 nẹp đặt phía trong từ bàn chân tới sát bẹn, một nẹp đặt phía ngoài từ bàn chân tới sát nách.
- Buộc cố định 2 nẹp ở lồng ngực, thắt lưng, trên và dưới ổ gẫy, đầu gối và cẳng chân.
- Buộc cố định 2 bàn chân vào nhau ở cổ chân, đầu gối và đùi.
- Chuyển nạn nhân đến cơ sở Y tế gần nhất để điều trị tiếp.
5. 6. Cố định gẫy xương đòn:
- Đặt nẹp chữ T phía sau vai nạn nhân, đệm bông vào hố nách hoặc vai,
dùng băng cuộn cố định 2 đầu nẹp vào 2 mỏm vai, cuốn băng vòng quanh thắt lưng rồi cố định đầu dưới nẹp bằng băng vải theo kiểu hình số 8.
5. 7. Cố định gẫy xương sườn:
- Đặt nạn nhân nửa nằm nửa ngồi.
- Lấy  băng  to  bản  cuốn  vòng  quanh  5- 6 vòng, che toàn bộ vị trí xương sườn bị gãy băng ép và bảo nạn nhân thở ra hết sức để ta cuốn băng cố định lồng ngực với đường kính nhỏ nhất để đến khi nạn nhân hít vào, ngực căng ra cũng không làm di động xương bị gãy.
5. 8. Cố định gãy xương hàm:
- Để nạn nhân ngồi, đầu cúi và hướng ra phía trước.
- Đặt bông  gạc lên vết thương, đặt băng to bản lên bông gạc rồi kéo 1 đầu băng lên đỉnh đầu, vòng tiếp xuống đến mang tai thì kéo đầu băng còn lại lên, khi 2 đầu băng gặp nhau thì bắt chéo hai đầu băng lại, một đầu vòng qua trán, một đầu vòng qua gáy rồi buộc chặt hai đầu băng lại.
5. 9. Cố định gãy xương cột sống: (  Nên có 3 người cấp cứu )
- Một  người  đỡ  2  chân,  một  người  đỡ  đầu và 1 người đỡ lưng để cùng nhấc nạn nhân lên cáng.
- Đặt nạn nhân nằm ngửa thật thẳng trên cáng cứng, kê đệm mút nhỏ dưới vùng gáy, thắt lưng và đầu gối.
- Cố định nạn nhân vào cáng cứng bằng băng to bản ở cổ chân, cẳng chân, đầu gối, ngực và trán.
- Bảo  đảm  cho  tư thế nạn nhân phải thẳng liên tục trong quá trình đưa lên cáng và trên đường vận chuyển đến cơ sở Y tế để điều trị tiếp.

  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.