Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

Giáo trình kỹ thuật an toàn điện


1./ Tác hại dòng điện.
1./ Điện trở con người (Rng):
a./ Điện trở con người có thể thay đổi từ 1.000 đến 100.000 Ohm (đo khi U = 15V đến 20V).
Độ ẩm của da ảnh hường đến Rng hoặc độ dày của lớp da.
Da có thể chia thành 4 lớp tính từ ngoài vào: Lớp sừng, lớp da, da non, lớp mỡ.
b./ Khi diện tích da tiếp xúc vào vật dẫn điện càng lớn thì Rng càng nhỏ. Cụ thể như sau:
Diện tích da tiếp xúc =    8cm2 thì Rng = 7.000 Ohm
Diện tích da tiếp xúc =  24cm2 thì Rng = 3.300 Ohm
Diện tích da tiếp xúc = 400cm2 thì Rng = 1.000 Ohm
c./ Thời gian tác dụng dòng điện qua người càng lâu thì Rng càng giảm do da sẽ bị đốt nóng, cháy.
d./ Dòng điện ảnh hưởng đến Rng: Khi có dòng điện qua người thì da bị đốt nòng, mồ hôi thoát ra làm Rng giảm xuống.
e./ Điện áp rất ảnh hưởng đến Rng: Bởi vì ngoài hiện tượng điện phân còn có hiện tượng cho thủng. Với da mỏng hiện tượng chọc thủng đã có thể xuất hiện ở điện áp 10 đến 30V. Khi điện áp lớn hơn 250V hiện tương chọc thủng xuất hiện rõ ràng tương đương với người bị tróc hết lớp da ngoài.
f./ Các yếu tố sinh lý và môi trường xung quanh:
Điện trở của nam nữ, già trẻ, người mập ốm đều khác nhau và khả năng chịu đưng mỗi người khác nhau.
2./ Loại và trị số dòng điện:
Thực nghiệm người ta đã đo được tác hại của dòng điện như sau:
Dòng điện  (mA)
Tác dụng của dòng điện xoay chiều 50 đến 60Hz
Tác dụng của dòng điện một chiều
0,6 đến 1,5
Bắt đầu tê ngón tay
Không có cảm giác
2 đến 3
Ngón tay tê mạnh
Không có cảm giác
5 đến 7
Bắp thịt co lại và rung
Đau như kim châm, thấy nóng
8 đến 10
Tay đã khó rời vật mang điện, ngón tay, khớp tay lòng bàn tay thấy đau
Nóng tăng lên
20 đến 25
Tay không rời được vật mang điện, đau, khó thở
Nóng tăng lên, thịt co quắp lại nhưng chưa mạnh
20 đến 80
Thở bị tê liệt, tim bắt đầu đập mạnh
Nóng mạnh, bắp thịt co rút, khó thở
90 đến 100
Thở bị tê liệt, nếu kéo dài 3 giây tim có thể ngừng đập
Thở bị tê liệt
Qua bảng trên cho thấy dòng điện qua người càng lớn thì càng nguy hiểm.
Dòng điện bắt đầu gây nguy hiểm cho con người là 20 đến 25mA đối với xoay chiều và 50 đến 80mA đối với một chiều. Làm chết người là 100mA
Từ đó, hiện nay với dòng điện xoay chiều 50 đến 60Hz, trị số dòng điện an toàn bằng 10mA.
3./ Thời gian dòng điện qua người:
Thời gian tác dụng càng lâu thì Rng càng giảm bởi vì lớp da bị nóng lên và lớp sừng của da bị chọc thủng càng nhiều. Khi đó dòng điện qua người càng TĂNG lên.
Ngoài ra lưu ý rằng, trong một chu kỳ co dãn của tim kéo dài khoảng 1 giây, trong một chu kỳ có 0,1 giây Tim nghỉ làm việc (giữa trạng thấy Tim co và dãn) và thời điểm này Tim rất nhạy cảm với dòng điện.
4./ Đường đi của dòng điện:
Đường đi của dòng điện qua người quyết định nhiều đến tính mạng con người, cụ thể như sau:
TT
Đường đi của dòng điện
Phân lượng dòng điện tổng qua tim (%)
1
          Từ chân qua chân
0,4
2
Tay trái qua chân
3,7
3
Tay qua tay
3,3
4
Tay phải qua chân
6,7
5
Đầu qua chân
6,8

Như vậy số 4 và 5 có phân luông dòng qua tim lớn nhất, bởi vì dòng điện qua tim theo trục dọc.
2./ Điện giật và biện pháp phòng tránh.
- Các chứng bệnh tim (thường xảy ra);
- Các chứng bệnh biến đổi hệ thần kinh như thường gây choáng.
- Cháy da tứ chi.
- Các bệnh biến đổi với thận.
- Rối loạn nội tiết (ít gặp)
- Bệnh về mắt.
- Bệnh về thính giác.

- Các hậu quả khác như chấn thương xương sống, gãy xương.
*/ Phòng tránh - Cảnh báo chung về an toàn điện:
1./ Khi làm việc với thiết bị điện phải kiểm tra điện áp tất cả những vật kim loại, đường dây. Đường dây làm việc phải được cắt điện, thử điện tiếp đất. Thử điện bằng bút thử điện và khi tiếp xúc làm việc nên dùng lưng bàn tay gỏ nhẹ vào đường dây xem còn điện không.
2./ Không được sò vào vỏ thiết bị như vỏ tăng pho đèn, vỏ động cơ điện khi đóng điện nghiệm thu.
3./ Làm việc phải có 2 người, người giám sát luôn nhắc nhở an toàn điện.
4./ Tiếp cận điện cần phải mang găng tay cách điện, tránh sự chạm chạm.
5./ Khi tiếp xúc với thiết bị hoặc vật dụng mang điện như động cơ, tủ lạnh, máy nướng phải kiểm tra rò điện trước khi chạm vào.
6./ Khi sửa đèn loại đuôi vặn gồm một cực giữa chuôi và một cực nối võ chuôi đèn, phải thận trọng kiểm tra đấu đúng cực đèn hay không.
 
3./  Sử dụng an toàn thiết bị điện trong gia đình.
   - Tiết diện dây tương ứng tải.
   - Phát triển tải phải kiểm tra dây dẫn và thiết bị phùi hợp.
   - Bọc hóa mối nối.
   - Tiếp đất an toàn trong nhà.
   - Thiết bị cơ động như bàn ủi, quạt bàn... kiểm tra khi sử dụng.


  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.