Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

Xác định thông số máy biến áp

BÀI 4:
XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ U, I, P, COS φ
TẠI TRẠM BIẾN ÁP 3PHA ĐO GHI GIÁN TIẾP HẠ THẾ
I.   CÁC ĐỐI TƯỢNG THAM GIA HUẤN LUYỆN, SÁT HẠCH:
- Tại Công ty: Các nhân viên thuộc phòng KTGSMBĐ có tham gia trực tiếp kiểm tra hệ thống đo đếm điện năng, kiểm tra sử dụng điện (trừ cán bộ an toàn bán chuyên trách).
- Tại các Điện lực: Các cán bộ, nhân viên là trưởng, phó phòng và nhân viên làm công tác giám sát mua bán điện của Điện lực.
II.        CÔNG VIỆC CẦN THỰC HIỆN CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG THAM GIA HUẤN LUYỆN, SÁT HẠCH:
Các đối tượng tham gia thực hiện dùng máy đo PEWM-3C và ampe kìm HIOKI 3286-20 (gọi tắt là HIOKI) để xác định các thông số U, I, P, cosφ tại trạm biến áp 3pha đo ghi gián tiếp hạ thế.
III.     TRÌNH TỰ THỰC HIỆN BÀI THỰC HÀNH:
A.  Nhóm thực hiện bài thi thực hành gồm:
Hai người thực hiện công việc xác định các thông số U, I, P, cosφ tại trạm biến áp 3pha đo ghi gián tiếp hạ thế đang có điện.
B.  Trình tự thực hiện bài thi thực hành như sau:
1.        Trước khi công tác
- Ban giám khảo cấp lệnh công tác (LCT) xác định các thông số U, I, P, cosφ tại trạm biến áp 3pha đo ghi gián tiếp hạ thế đang có điện (trạm biến áp do Ban giám khảo chọn);
- Đơn vị công tác (nhóm công tác) : Thực hiện thủ tục công tác theo lệnh công tác;
- Giám khảo kiểm tra lệnh công tác nếu đúng cho tiếp tục thực hiện nếu sai khâu nào phải yêu cầu làm lại cho đến khi đúng (tham khảo phụ lục 2 đính kèm).
2.        Trong khi công tác
- Người chỉ huy trực tiếp và nhân viên trong đơn vị công tác thực hiện công việc xác định các thông số U, I, P, cosφ tại trạm biến áp 3pha đo ghi gián tiếp hạ thế đang có điện theo các bước sau :
Thứ tự
Nội dung chính
Nội dung thực hiện
Bước 1
- Kiểm tra thực tế tại địa điểm làm việc.
- Ghi vào Lệnh công tác địa điểm, thời gian làm việc và biện pháp an toàn
Người CHTT rà soát đối chiếu hiện trường với nội dung trong LCT. Cần thiết thì hỏi lại Người Cấp LCT.
Bước 2
Kiểm tra dụng cụ đồ nghề dùng để thực hiện công việc
- Kiểm tra tình trạng đấu nối của máy đo PEWM-3C: các kẹp cá sấu và các dây lấy tín hiệu áp, dòng (phần cách điện của kẹp và dây không bị bong tróc, đứt gãy,… đảm bảo không để hở hoặc ngắn mạch),
- Kiểm tra kìm, má kìm đo dòng HIOKI (không bị rỉ sét, lệch kết nối không khớp mạch từ,…), thang các đại lượng đo đảm bảo vận hành an toàn tốt.
Bước 3
Kiểm tra hệ thống đo đếm
-            Kiểm tra bên ngoài, kiểm tra sự toàn vẹn của hệ thống đo đếm (đấu nối, kín hóa cáp nhất thứ, tính hợp lệ của dây chì, viên chì niêm thùng công tơ.
-            Kiểm tra xác định không có hiện tượng rò điện.
·-      Cắt chì niêm thùng công tơ.
·- Kiểm tra sự toàn vẹn của công tơ, chì niêm công tơ, chì thùng biến dòng, chì nắp hộp đấu dây CT, cáp nhị thứ.
- Cắt chì niêm nắp hộp đấu dây công tơ, chì thùng biến dòng, chì nắp hộp đấu dây CT.
Bước 4
Xác định I và tỉ số biến từng pha
- Mang găng tay hạ áp;
- Kẹp ampe kìm HIOKI vào dây nhất thứ theo thứ tự pha A-B-C để đo dòng sơ cấp;
- Kẹp ampe kìm của máy đo PEWM-3C vào dây nhị thứ theo thứ tự pha A-B-C (lấy trị số đồng thời từng pha với dòng sơ cấp để tính toán tỉ số biến CT). Quá trình đo, chú ý vị trí mặt kìm dòng máy đo đúng chiều dòng điện quy ước.
- Ghi nhận giá trị đo.
Bước 5
Xác định điện áp từng pha
- Mang găng tay hạ áp;
- Dùng kẹp cá sấu, kẹp lấy tín hiệu điện áp vào máy đo, kẹp 2 dây đen và vàng vào dây trung tín trước, kẹp dây đỏ lần lượt A-B-C qua vis trong bọt đấu dây của công tơ. Xác định điện áp từng pha;
- Ghi nhận giá trị đo.
Bước 6
Xác định P và cosφ từng pha
- Mang găng tay hạ áp;
- Dùng kẹp cá sấu kẹp dây màu đen và màu vàng vào dây trung tín trước. Sau đó, kẹp dây màu đỏ vào pha cần đo đồng thời kẹp ampe kìm vào pha đó để xác định P và cosφ
- Ghi nhận giá trị đo.
Bước 7
Thu dọn các máy đo
- Tháo máy đo ra khỏi hệ thống đo đếm theo thứ tự cái nào đấu sau tháo ra trước.
- Máy đo khi sử dụng xong phải được cất vào hộp ngay ngắn, gọn gàng.
Bước 8
Hoàn thành biên bản kiểm tra

Ghi nhận các giá trị đã đo vào biên bản (theo mẫu quy định) các giá trị U, I, P, cos φ và góc lệch pha của từng pha hiển thị trên màn hình, so sánh giá trị đo và thông số chuẩn.
3.        Kết thúc công tác:
-      Đơn vị công tác (nhóm công tác) thu dọn dụng cụ đồ nghề;
-      Đơn vị công tác (nhóm công tác) hoàn thành công tác trả lệnh công tác đã xong cho Ban giám khảo.
IV.     NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ:
-    Ban giám khảo nhận xét quá trình làm việc; xác định các lỗi đã ghi nhận của từng cá nhân.
-    Ban giám khảo tham khảo phụ lục  2  để đánh giá từng cá nhân như sau :
+       Đánh giá đạt khi sai sót không quá 3 lỗi không nghiêm trọng nêu trong phụ lục 2;
+    Đánh giá không đạt khi sai sót quá 3 lỗi không nghiêm trọng hoặc vi phạm ít nhất 1 lỗi nghiêm trọng như không thực hiện đúng các động tác trình tự thực hiện công việc như yêu cầu. Những cá nhân không đạt phải thực hiện lại bài thực hành (với nhóm khác) cho đến khi không còn sai sót.




  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.