Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

Tài liệu huấn luyện 3 bước ngành điện - Huấn luyện bước 2

TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN BƯỚC 2


I- QUY ĐỊNH CHUNG:
1./ Người phụ trách huấn luyện:
Trưởng chi nhánh, Đội, Phân Xưởng, Phòng.. ..
2./ Thời gian và địa điểm huấn luyện:
-       7 ngày, kể cả thời gian sát hạch.
-       Tại Chi nhánh, Đội, PX, Phòng.. ..
3./ Đối tượng huấn luyện:
-       Cán bộ Kỹ Thuật,
-       Kỹ Thuật viên,
-       Công nhân làm công tác trực tiếp sản xuất.
-       Công nhân mắc dây đặt điện, treo tháo điện kế, kiểm tra điện năng, biên chữ số điện kế.
Thẻ an toàn:
Sau khi sát hạch kiểm tra bước 2 đạt yêu cầu thì sẽ được cấp thẻ an toàn theo mẫu quy định của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội.
Thang bậc cấp thẻ an toàn lần đầu:
          Đối với công nhân: Bậc 1/5 đến 2/5
          Đối với trung cấp: Bậc 2/5
          Đối với Kỹ sư, cao đẳng: Bậc 2/5 đến 3/5

II- NỘI DUNG HUẤN LUYỆN:
          Gồm 6 nội dung huấn luyện cơ bản. Ngoài ra, tùy tình hình sản xuất tại đơn vị và cở sở, có thể bổ sung thêm những nội dung mang đặc thù riêng.

NỘI DUNG HUẤN LUYỆN 1
Phần 1: Giới thiệu chi tiết về nguồn và lưới điện thuộc cơ sở quản lý
a./ Nguồn điện quản lý được cấp điện từ trạm biến điện XXX.
K Huấn luyện cơ bản:
-       Lưới và nguồn điện cao áp:
-       Lưới điện cao thế (nếu có)
-       Phụ tải được cung cấp từ nguồn điện trạm trung gian XXX, cấp điện áp 66-110KV/15-22KV .…. , Lưới điện phận phối gồm điện áp 15-22KV với chiều dài MMM cung cấp cho các Huyện, xã, phường ……
Cần giới thiệu sơ đồ lưới điện Cao, trung thế.
-       Lưới điện hạ thế:
-       Từ các MBA 15 hoặc 22KV biến áp xuống 110-220 hoặc 380V cung cấp cho hộ tiêu thụ.
Cần giới thiệu sơ đồ lưới điện hạ thế.

                    
b./ Cấp điện áp quản lý :
K Huấn luyện cơ bản:
-          Cao thế  (66KV, 110KV … )
-          Trung thế  (35KV, 15KV … )
-          Hạ thế  (110V, 220V, 380V … )
-          Khoảng cách an toàn với các cấp điện áp.

c./ Kết cấu lưới điện quản lý:
K Huấn luyện cơ bản:
Theo sơ đồ lưới điện quản lý tại cơ sở, dựa trên sơ đồ quản lý vận hành của cơ sở mà triển khai huấn luyện, đồng thời lưu ý các vị trí quan trọng:
-          Giáp lai,
-          Giao chéo với các cấp điện áp,
-          Giới thiệu các vị trí phức tạp trong phương án Phòng tánh TNLĐ và biện pháp phòng tránh tại các vị trí đó.
-          Các trụ vượt sông, vượt lộ ….
-          Giới thiệu chỉ danh thiết bị đóng cắt: Chỉ cần nhấn mạnh một số chỉ danh quan trọng.

AN TOAN DIEN,

         
Phần 2: Giới thiệu quy trình sản xuất từng bộ phận trong dây chuyền sản xuất và quy trình sử dụng, bảo quản các thiết bị điện, thiết bị cơ cơ điện tử  phục vụ sản xuất.
2.1/ Giới thiệu sơ đồ khối về dây chuyền và các bộ phận sản xuất:
K Huấn luyện cơ bản:
Ví dụ 1:
Để thực hiện 1 công trình sửa chữa thường xuyên, phải thực hiện các bước sau:
-          Nhóm công tác kiểm tra lưới điện và thiết bị phát hiện thiếu sót.
-          Nhóm trưởng báo cáo với Tổ trưởng, đính kèm biên bản kiểm tra lưới.
-          Tổ trưởng làm tờ trình báo cáo Trưởng đơn vị đồng thời có đề ra biện pháp khắc phục và xin ý kiến giải quyết.
-          Cán bộ KT khảo sát lập chiết tính trung tu – tiểu tu -> Chiết tính được duyệt.
-          Nhận nhiệm vụ và vật tư tiến hành công tác.
-          Báo cáo hoàn tất công tác. Kiểm tra hiện trường sau khi đã sửa chữa.
Ví dụ 2:
Trình tự  về AT thực hiện công tác hàng ngày.
-        Rút kinh nghiệm công tác ngày hôm trước.
-       Triển khai nội dung công việc và phiếu công tác.
-       Đọc cẩm nang hoặc các điều liên quan đến công việc.
-       Chuẩn bị và kiểm tra các dụng cụ AT-TC phục vụ công tác.
-       Đến hiện trường nhận bàn giao hiện trường bảo đảm cho nhóm công tác làm việc AT.
-       Giới thiệu tình trạng lưới điện phần còn mang điện và phạm vị làm việc.
-       Giám sát hiện trường.
-       Kiểm tra và kết thúc.
-       Bàn giao hiện trường.

A Dựa vào tình hình thực tế cơ sở xây dựng
       Phụ lục phù hợp để huấn luyện

2.2/Hướng dẫn sử dụng, bảo quản các thiết bị điện:
-       Thiết bị điện - cơ, điện tử  phục vụ sản xuất.
-       Các đồng hồ đo đếm và chỉ thị số liên quan đến công việc.
          2.2-a/ Đối với cơ sở quản lý vận hành lưới điện:
1./ Hướng dẫn sử dụng, bảo quản Máy cắt điều khiển KT số, tụ bù, Máy điều áp… .
K Huấn luyện cơ bản:
-       Đối với CBKT, KTC phải hiểu được cách lấy dữ liệu máy KT số và tìm hiểu các relay:
-       Relay 21: Bảo vệ khoảng cách
-       Relay 50: Bảo vệ dòng cực đại cắt nhanh
-       Relay 51: Bảo vệ dòng  cực đại có thời gian.
-       Relay 63: Relay hơi, bảo vệ MBA
-       Relay so lệch 87 Bảo vệ so lệnh MBA, so sánh điện áp cao và hạ.
-       Relay 81: Tần số
-       Relay 79: Tự đóng lại Auto-Recloser
-       ……………………
-       Nhiệm vụ của thiết bị đóng cắt:
-       Máy cắt không relay [LBS]: chỉ đóng cắt trongbuồng dập hồ quang.
-       Recloser: Nulec, Cooper…….. chỉ thị số và có hệ thống tự đóng lại, hoạt động theo thông số cài đặt.
-       FCO: Cầu chì tự rơi.
-       LBFCO: Cầu chì tự rơi, có buồng dập hồ quang, đóng cắt với tải cho phép của T bị.
-       Cầu dao cách ly: Tại khoảng hở an toàn, cô lập tạo ranh lưới điện.
2./ Hướng dẫn sử dụng, bảo quản các loại đồng hồ và chỉ thị số như Amper, Volt, Vạn năng kế , Máy đo điện trở đất, máy đo chiều cao đường dây….
K Huấn luyện cơ bản:
-       Đấu nối dây trước khi sử dụng,
-       Điều chỉ thang đo phù hợp với U, I, R .. ..
-       Lưu ý điện áp thang đo phải phù hợp với điện áp lưới-Thiết bị.
-       Giới thiệu cách sử dụng một số đồng hồ đo:
-       Volt kế.
-       Amper kế.
-       Mêgômét.
-       Têrômét.

                              
                                                  
3./ Các loại biển báo quy định:
                               K Huấn luyện cơ bản:
                               Một số loại biển báo thường sử dụng:
-       Biển cấm đóng điện! Có người đang làm việc
-       Biển cấm vào! Điện áp cao nguy hiểm chết người
-       Làm việc ở đây


          2.2-b/ Đối với cơ sở khác (Phân xưởng, Nhà máy điện, Cơ điện):
          K Huấn luyện cơ bản:
-       Máy cắt điều khiển KT số, Máy bù, Hệ thống điều chỉnh áp suất, nhiệt độ, tần số, các đồng hộ chỉ thị và các relay .. ..
-       Cần nhấn mạnh 1 số số liệu chỉ thị số hoặc các cần điều khiển quan trọng có khả năng gây sự cố.
-       Các loại biển báo quy định.
A Dựa vào tình hình thực tế cơ sở xây dựng
       Phụ lục phù hợp để huấn luyện

2./ NỘI DUNG HUẤN LUYỆN 2, về nội quy lao động tại cơ sở:
-       Nội quy làm chung về giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi.
-       Nội quy về an toàn – VSLĐ – PCCN
          K Huấn luyện cơ bản:
          * Về Nội quy lao động:
-          Giờ làm việc: Sáng  từ 7h00 đến 11h30. Chiều từ 13h30 đến 17h00
-          Tuần làm việc 40 giờ. Thứ 7 và chúa nhật nghỉ.
-          Tuy nhiên tuỳ đặc thù và tính chất công việc tại cơ sở có thể quy định khác hơn nhưng không vượt quá 200 giờ làm thêm / năm và không quá 4 giờ làm thêm / ngày.
-          Trong trường hợp sự cố hoặc đột xuất Trưởng đơn vị có quyền huy động và cho phép nghỉ bù hoặc bồi dưỡng theo quy định.
-          Chế độ phép 12 ngày / năm
-          Việc xin nghỉ phải báo cáo trước 1 ngày và có sự đồng ý của trưởng đơn vị.
* Về Phòng cháy chữa cháy:
-          Huấn luyện về phương án chữa cháy của cơ sở,phương pháp sử dụng bình Co2, các bình chữa cháy khác và các phương tiện chữa cháy.
-          Giới thiệu sơ đồ PCCN, sơ đồ vị trí đặt.
-          Tiêu lệnh PCCN.

                              
3./ NỘI DUNG HUẤN LUYỆN 3, về thiết bị an toàn nghiêm ngặt:
1./ Giới thiệu đặc điểm về quy trình làm việc, vận hành bảo đảm an toàn nơi làmviệc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn.
2./ Hướng dẫn sử  dụng thành thạo các thiết bị có yêu cầu an toàn nghiêm ngặt, như máy cẩu, bình áp lực, Trời điện…., đồng thời cần chú ý về phòng tránh sự cố và TNLĐ khi làm việc ở các thiết bị này.

          K Huấn luyện cơ bản:
-       Giới thiệu một số thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về mặt AT như  Thiết bị nâng, Bình áp lực.
-       Giới thiệu mức độ nguy hiểm khi sử dụng các thiết bị này sai quy trình,
-       Đặc điểm cơ bản về quy trình làm việc . Vì dụ: Trước khi sử dụng phải kiểm tra….
-       Đối với thiết bị nâng:
-       Kiểm tra bộ phải áp lực, các đồng hồ áp lực hoạt động tốt.
-       Kiểm tra cáp - xích không biến dạng.
-       Kiểm tra các móc, khớp mối hoặc mối hàn và các bộ phận cơ khí.
-       Kiểm tra hệ thống điện điều khiển.
-       Lưu ý : kiểm tra bộ khoá và hệ thống đường ống áp lực trả về hoạt động tốt.
-       Đối với bình áp lực:
-       Kiểm tra các relay nạp và tự động xả
-       Kiểm tra hệ thống nạp an toàn,
-       Kiểm tra thân vỏ bình
-       Kiểm tra khả năng rò điện của cả hệ thống (nếu có)
-       Kiểm tra đồng hồ chỉ thị chính xác. Cần đặc biệt theo dõi lúc nạp khí

                              

4./ NỘI DUNG HUẤN LUYỆN 4:
1./ Các yếu tố nguy hiểm, có hại, các sự cố có thể xảy ra khi làm việc.
* Huấn luyện cơ bản:
-       Khi chế độ làm việc của thiết bị bị vi phạm hoặc thiết bị bị hư hỏng hay sự cố , nhân viên trực nhật phải nhanh chóng áp dụng các biện pháp cần thiết để khôi phụ lại chế độ VH bình thường, xử lý hay ngăn ngừa sự cố phát triển, kịp thời báo cáo cho người phụ trách cấp trên của mình và CB lãnh đạo QLKT theo quy định. (Điều 922-QPNMLD)
-       Mệnh lệnh của người thao tác cấp trên phải được thực hiện không chậm trể. Nếu trì hoản thực hiện các mệnh lệnh của người thao tác cấp trên hay của CB lãnh đạo thì nhân viên đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. (Điều 926-QPNMLD)
-       Không được thao tác khi trời mưa nước chảy thành dòng. (QT KTAT)
-       Trong quá trình thao tác nếu có nghi ngờ thì phải dừng ngay, đồng thời rà soát lại các thao tác so với phiếu thao tác và thực tế tại hiện trường. Nếu kiểm tra an toàn, sau đó mới được thực hiện tiếp tục hoặc còn nghi ngời thì báo cáo cấp trên biết và xin ý kiến giải quyết.

2./ Cách đề phòng, xử lý khi phát hiện có nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn lao động.

* Huấn luyện cơ bản:

-          Khi phát hiện nguy cháy nổ có thể gây hư hỏng thiết bị hoặc nguy cơ tai nạn lao động thì lặp tức ngăn chặn và báo cáo cấp trên.
-          Đường dây đã cắt điện mà có lắp Tụ bù, phải chờ 10 phút sau cho Tụ tự xả, sau đó mới được thao tác Tụ điện.
-       Đề phòng TNLĐ và kiểm tra phương tiện lao động các nhân:
-       Dây AT phải được kiểm tra định kỳ đạt yêu cầu.
-       Hàng ngày phải tự kiểm tra: Hàng ngày công nhân tự thử dây da trước khi sữ dụng bằng cách đeo vào người rồi buột dây vào vật chắc chắn ở dưới đất, chụm hai chân lại ngã ra sau xem có hiện tượng gì không?
Người công nhân bảo quản dây an toàn, không được để nơi ẩm ướt, tro nơi cao ráo, sạch sẽ, làm việc xong phải cuộn lại gọn gàng.
-          Khi phát hiện người bị điện giật phải nhanh chóng cắt cầu dao điện hoặc tìm biện pháp AT tách người ra khỏi mạch điện. Nếu nạn nhân trên cao phải chuẩn bị phương tiện hứng đỡ.
Ap dụng phương pháp cấp cứu ngay (bằng phương pháp phù hợp), mời Y Bác sỹ đến có ý kiến.

                              

5./ NỘI DUNG HUẤN LUYỆN 5:
1./ Giới thiệu trích yếu một số điều liên quan đến công tác hàng ngày trong quy phạm vận hành nhà máy điện và lưới điện:
K Huấn luyện cơ bản:
- Không được giao nhiệm vụ cho người chưa học và sát hạch quy trình điện.
-       Khi thao tác phải có 2 người, người thao tác bậc 3AT trở lên và người giám sát bậc 4AT trở lên.
-       Khi làm công tác sửa chữa, bảo trì, xây dựng cải tạo đường dây, trung tiểu tu thiết bị điện, thí nghiệm thiết bị .. .. phải có phép công tác.
-        Mọi người khi vào trạm công tác phải ghi nhật ký công tác trạm nội dung làm việc.
-     Khi trạm bị sự cố phải đứng cách xa :
-   5m với trạm cabin.
-  10m với trạm ngoài trời.
-  Chỉ cho phép đến gần trạm khi chắc chắn thiết bị không còn điện. Khi có mưa,    giông sét phải ngưng công tác đang làm tại trạm biến áp.
-    Không được bàn giao ca trực khi chưa giải quyết xong sự cố.
(Mỗi đơn vị và cơ sở có thể triển khai thêm các tiêu chuẩn quy định của đơn vị, cơ sở của mình)

2./ Giới thiệu các tiêu chuẩn bắt buộc khi thực hiện công việc:
* Huấn luyện cơ bản:
-          Các dụng cụ an toàn, thi công khi sử dụng phải còn hạn sử dụng.
-          Khi công tác trên lưới điện nơi phức tạp, công tác quy mô, hoặc làm việc trên lưới từ  7 người phải làm phương án thi công để bảo bảo công tác kiểm tra giám sát và quản lý  nhân sự, bảo đảm tiến độ công việc.
-          Trang bị BHLĐ các nhân: Công nhân khi ra làm việc phải trang bị đầy đủ quần áo BHLĐ theo quy định, giầy, nón AT, dây da, bút thử điện .. Tay áo phải được buông xuống và cài cút, nón AT phải cài quai.
(Mỗi đơn vị và cơ sở có thể triển khai thêm các tiêu chuẩn quy định của đơn vị, cơ sở của mình)

3./ Nguyên tắc chung về Quy trình KTAT điện:
* Huấn luyện cơ bản:
-          Phiếu công tác, Phiếu thao tác,
-          Biện pháp an toàn về tổ chức và KT khi làm việc trên cao,
-          Quy định về sử dụng bảo quản dây da AT.
-          Chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp. Trường hợp không chấp hành khi có nguy cơ và nêu lý do không chấp hành.
-          Phương pháp cấp cứu người bị điện giật:
-          Phương pháp nằm sấp: Nạn nhân (NN) nằm sấp, Người cứu quỳ 2 cạnh sườn nạn nhân. 2 bàn tay tỳ lên lưng và vươn cả trọng lượng người tới đến phiá trước, đếm 1, 2, 3; sau đó trở lại vị trí bình thường và đếm 4, 5, 6. Cứ như thế thực hiện 12 – 14 lần / 1 phút.
-          Phương pháp nằm ngửa: 2 người thực hiện, 1 người giữ lưỡi 40 nếu nạn nhân thụt lưỡi. 1 người quỳ trước đầu nạn nhân cách khoảng 20 cm, cầm 2 khủy tay đưa lên cao rồi gập lại ép xuống lồng ngực NN. Thực hiện 16 – 18 lần / 1 phút.
-          Phương pháp hà hơi thổi ngạt: 2 người thực hiện, 1 người ép tim sao cho lồng ngực lúng xuống khoảng 3 cm, người thứ 2 thổi ngạt vào mồm hay mủi NN. Thực hiện thổi ngạt 2-3 lần, ép tim 4-6 lần, cứ như thế thực hiện khoảng 14-16 lần / 1 phút.
-          Lưu ý: Phải để NN nơi thoáng, nới rộng quần áo, moi nhớt nhải trong mồm NN ra.

                    

6./ NỘI DUNG HUẤN LUYỆN 6:
1. Hướng dẫn sử dụng, bảo quản các loại dụng cụ an toàn
2. Hướng dẫn sử dụng, bảo quản các dụng cụ  thi công có liên quan đến công việc.
3. Hướng dẫn thực hiện một số công việc của công nhân đường dây.
---------------
1./ Hướng dẫn sử dụng, bảo quản các dụng cụ an toàn tiếp xúc trực tiếp với điện áp, các dụng cụ an toàn phòng hộ các nhân. như  Sào thao tác, Sào tiếp địa, Găng, Ung..
* Huấn luyện cơ bản:
-       Các loại dụng cụ AT tiếp xúc trực tiếp với thiết bị điện như sào thao tác,sào tiếp địa, các sào đo, thiết bị đo phải được kiểm tra thí nghiệm địnhkỳ đạt tiêu chuẩn. Người sử dụng phải xem hạn sử dụng còn hiệu lực không?
-       Các dụng cụ này phải dùng phù hợp với từng cấp điện áp thiết bị điện.
-       Lưu ý khoảng cách hiệu dụng cho phép và độ dài tay cầm. Ví dụ: Ngoài trời đối với sào thao tác áp dụng với cấp điện áp 35KV trở xuống phải có độ dài cách điện hiệu dụng không nhỏ hơn 1,4 mét và độ dài tay cầm là 0,6 mét
-       Cần huấn luyện cách đọc chỉ số thướt đo của sào đo chìêu cao đường dây,cách đọc chỉ số đối với các loại dụng cụ có yêu cầu an toàn khác như Amper kềm trung thế, bộ đo điện áp trung thế.. ..

                              
2./ Hướng dẫn sử dụng, bảo quản các dụng cụ thi công làm việc nặng nhọc như Trời, Tirfor, palan, Tó sắt 3 chân, cần bít,  Kích:
* Huấn luyện cơ bản:
-       Hướng dẫn quy định 669/EVN SPC về Quản lý dụng cụ AT-ĐL-TC.
-       Các loại dụng cụ thi công như Tirfor,Paln, Tó sắt 3 chân, kích là những dụng cụ không nằm trong 24 loại thiết bị có yêu cầu AT nghiệm ngặt. Tuy nhiên phải được kiểm tra thử nghiệm theo TCVN3 và QT KTAT của Tổng Công Ty.
-       Do đây là dụng cụ căng kích với trọng lượng lớn theo phương nằm ngang hoặc phương thẳng đứng, nên khi sử dụng phải thựchiện đúng quy định sử dụng, bảo quản nhằm tránh để xảy ra sự cố hoặc TN đáng tiếc.
-       Vì vậy người sử dụng cần xem hạn sử dụng còn không? Kiểm tra phải cơ trước khi mang theo công tác. Lưu ý đối với các bánh răng, khoá AT và cáp thép – xích phải không bị biến dạng hoặc mòn hơn 10%.
-       Đối với Palan, Trơi, Tirfor, Kích phải được thử nghiệm định kỳ bằng tải trọng theo QT KTAT điện.
-       Đơn vị, cơ sở cần hướng dẫn phương pháp sử dụng thực tế.
-       Đối với loại Tó sắt 3 chân hay cần bít thì phải kiểm tra còn bảo đảm chắc chắn không rỉ sét, không biến dạng và định kỳ cần siêu âm để xác định còn đủ độ dày kim loại và bảo đảm độ bền cơ học.
-       Đơn vị, cơ sở cần hướng dẫn phương pháp sử dụng thực tế.

3./ Hướng dẫn thực hiện một số công việc của công nhân đường dây:
Mỗi ngành nghê chuyên môn để có 1 kỷ xảo riêng về việc làm mới, sử chữa, bảo trì các công việc chuyên môn của mình. Việc này ngoài ngành nghề chuyên môn còn mang tính thạo tay và kinh nghiệm, lành nghề  trong công việc của mình.
Ở đây chỉ chú trọng đến công việc của công nhân  quản lý xây dựng và sửa chữa bảo trì đường dây, thiết bị trạm biến áp, vì đối với ngành nghề này có nhiều nguy hiểm về NGÃ CAO cũng như ĐIỆN ÁP, đồng thời tiếp xúc với các thiết bị, dụng cụ cổng kềnh dễ gây ra nguy hiểm hoặc TNLĐ cho 1 người hoặc nhiều người.
Vì vậy,mỗi ngành nghề mang đặc thù riêng cần biên soạn tài liệu huấn luyện chuyên môn riêng phục vụ công tác huấn luyện cho công việc của mình.

* Huấn luyện cơ bản:

Sau đây một số công việc thường gặp của công nhân quản lý xây dựng và sửa chữa bảo trì đường dây, thiết bị trạm biến áp:
1)    Leo trụ:
-       Trụ vuông:
-       Khi leo trụ phải dùng dây AT có 2 móc hoặc dây AT thường phối hợp với Bộ chống ngã cao.
-       Bộ chống ngã cao được sử dụng khi vượt qua chướng ngại vật hoặc khi làm việc thời gian dài trên đường dây (an toàn cấp 2).
-       Trong quá trình leo trụ phải tạp trung,không đuà giỡn, không nói chuyện.
-       Khi leo trụ vuông phải choàng tay qua thân trụ không được chỉ bám vào mép trụ.
-       Trước khi leo phải kiểm tra móng trụ chắc chắn, trụ không bị rạng nứt, các nấc trèo chắc chắn, không dễ trượt, đồng thời phải quan sát trước những vị trí chướng ngại trên thân trụ.
-       Trụ Ly tâm:
-       Thực hiện như leo trụ vuông.
-       Ngoài ra phải lưu ý thực hiện theo quy trình leo trụ của Trường Trung học Điện 2 đã được Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam phê duyệt.
2)    Lắp cáp chằng:
-       Chằng xuống.
-       Chằng lệch.
-       Chằng vượt lộ.
3)    Sử dụng tó sắt 3 chân:
4)    Lắp, hạ máy biến áp:
-       Bằng máy cẩu.
-       Bằng thủ công.
5)    Dựng trụ:
6)    Nhổ trụ:
7)    Kiểm soát đường dây:
8)    Thao tác FCO cầu chì rơi:
-       FCO
-       LBFCO
9)    Đấu nối dây điện:
-       Sử dụng một số loại connector.
-       Dùng kềm thủy lực.

         
7./ NỘI DUNG HUẤN LUYỆN 7,  về phương pháp làm việc an toàn:
          Đây là bước thực tê và quan trọng đối với tất cả mọi công tác, kể cả công tác kiểm tra và thí nghiệm. Việc tổ chức chu đáo và chặt chẻ là biện pháp an toàn cơ bản, đồng thời bảo đảm tiến độ hoàn thành công tác được giao.
          * Huấn luyện cơ bản:
1./ Cách chuẩn bị trước khi làm việc:
-       Cần nắm vững nội dung công tác, để chuẩn bị nhân sự , phương tiện phục vụ, vật tư  thi công, trang cụ an toàn và dụng cụ thi công phù hợp.
-       Cần chuẩn bị và làm khâu tổ chức công việc trước 1 ngày, đồng thời trao đổi ý kiến về phương pháp thực hiện công việc với lãnh đạo hoặc cán bộ kỹ thuật.
-       Nếu có xây dựng phương án thi công: Sinh hoạt phương án thi công cho toàn nhóm nắm vững.
-       Nhóm công tác (Người CHTT) đọc cẩm nang an toàn hoặc các điều trong QT KTAT có liên quan đến công tác sẽ thực hiện. Đồng thời Tổ trưởng, Người LĐCV, Người CHTT kiểm tra việc chuẩn bị các biện pháp AT trước khi cho công nhân công tác gồm các hạng mục sau:
a)    Kiểm tra  trang bị BHLĐ cá nhân.
b)    Triển khai và kiểm tra nội dung công tác và biện pháp an toàn phù hợp đồng thời phổ biến cho nhóm công tác nắm vững. Lưu ý: phân tích rỏ biện pháp an toàn tại mục IV và nhắc nhở các lưu ý về AT tại mục V.1 trong phiếu công tác ..
c)    Kiểm tra các dụng cụ an toàn : Sào thao tác , sào tiếp địa, bút điện, dây tiếp đất.. ..
d)    Kiểm tra dụng cụ thi công: Puly, Trời, Tirfor,Kích, cáp thép .. ..
e)    Kiểm tra hệ thống thôngtin liên lạc bảo bảo cho từng phân nhóm sử dụng.
f)     Tìm hiểm về tình hình sức khỏe của các côngnhân bảo đảm làm việc tốt.
g)    Lưu ý: Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện các sai sót thì phải khắc phục ngay trước khi cho nhóm công tác làm việc.

          2./ Những yêu cầu về an toàn trong khi làm việc:
-       Tại hiện trường Người LĐCV, Người CHTT có nhiệm vụ kiểm tra tại hiện trường trước khi cho nhóm công tác làm việc, như sau:
a)    Kiểm tra địa hình, kết cấu lưới điện có gì khác so với dự kiến.
b)    Tiếp nhận hiện trường và kiểm tra biện pháp AT đúng như trong phiếu công tác, đồng thời biện pháp này bảo đảm an toàn tại nơi làm việc. Cần nắm vững các phần mang điện ở xung quanh để nhắc nhở công nhân công tác.
c)    Ký tên giao nhận hiện trường giữa người cho phép  và Người LĐCV, Người CHTT.
-       Tuy nhiên tại hiện trường bao giờ cũng có những đột xuất, nguy cơ xảy ra TNLĐ,  do đó Người CHTT phải thưởng xuyên kiểm tra nhắc nhở, như sau:
a)    Giám sát việc leo trụ, những nhắc đối với các vị trí có dây truyền thanh, điện thoại chằng chịt (U#48V). Nhắc nhở công nhân sử dụng bộ chống ngã cao khi vượt qua các vị trí phức tạp.
b)    Trong quá trình công tác nếu có những đề xuất về vấn đề an toàn hoặc biện pháp thi công Người CHTT phải lắng nghe và phân tích, tránh trường hợp áp đặt công việc mang tính mệnh lệnh sai với quy trình KTAT.
c)    Ngoài ra, Người CHTT phải nhắc nhở công nhân trên trụ phải phối hợp nhiệp nhàng với người đứng dưới đất chuyển dụng cụ, tránh làm rơi dụng cụ.. .. , đồng thời người dưới đất không được đến gần chân trụ nhỏ hơn 3 mét.
-       Trường hợp nếu công việc phải nghỉ giải lao thì Người LĐCV, Người CHTT, Người Cho phép  phải thực hiện đúng thủ tục về Phiếu công tác:
a)    Nếu trở lại làm việc sau khi nghỉ giải lao phải thực hiện đúng thủ tục về biện pháp an toàn và phiếu công tác.
b)    Tiếp tục cho nhóm công tác làm việc và Người CHTT thường xuyên kiểm tra hiện trường.

          3./ Những yêu cần về an toàn sau khi làm việc:
-       Kết thúc công tác, Người LĐCV, Người CHTT kể cả các công nhân trong nhóm đều có trách nhiệm kiểm tra hiện trường :
a)    Kiểm tra hoàn thành công việc.
b)    Kiểm tra dụng cụ đồ nghề và thu dọn hiện trường.
c)    Kiểm tra nhân sự.
d)    Tháo tiếp đất di động đã làm bổ sung (nếu có)
e)    Khoá phiếu, bàn giao hiện trường cho Người cho phép.. và cùng ký tên.
-       Trường hợp khi kiểm tra sau công tác phát hiện thiếu sót: thì phải tổ chức lại biện pháp an toàn theo trình tự thủ tục cho phép làm việc ban đầu mới được quyền tiếp tục lên lưới công tác.
-       Trường hợp quá trình kiểm tra sau công tác phát hiện có nguy cơ xảy ra TNLĐ hoặc sự cố : thì Người chỉ huy công trình có trách nhiệm kiểm tra lại các tồn tại hoặc hướng dẫn thực hiện hoặc bàn bạc đưa ra giải pháp an toàn hợp lý để phòng tránh TNLĐ. Nếu vượt khả năng phải báo cáo lên cấp trên giải quyết.
====================================================
  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.