Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

Quy trình về hành lang an toàn lưới điện cao áp 220KV - 500KV

Quy trình về hành lang an toàn lưới điện cao áp 220KV - 500KV
1. Hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không (220, 500) kV
Hành lang bảo vệ an toàn của đường dây dẫn điện trên không là khoảng không gian dọc theo đường dây và được giới hạn như sau:
a) Chiều dài hành lang được tính từ vị trí đường dây ra khỏi ranh giới bảo vệ của trạm này đến vị trí đường dây đi vào ranh giới bảo vệ của trạm kế tiếp.
b) Chiều rộng hành lang được giới hạn bởi hai mặt thẳng đứng về hai phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh theo quy định trong bảng sau:
Điện áp
220 kV
500 kV
Loại dây
Dây trần
Khoảng cách
6,0 m
7,0 m
  
c) Chiều cao hành lang được tính từ đáy móng cột đến điểm cao nhất của công trình cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng quy định trong bảng sau: 
Điện áp
220 kV
500 kV
Khoảng cách
4,0 m
6,0 m
 * Không cho phép tồn tại nhà ở và công trình trong hành lang bảo vệ đường dây 500 kV.


2. Khoảng cách (A) từ điểm thấp nhất của đường dây dẫn điện trên không 220 kV ở trạng thái võng cực đại đến mặt đất không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:

Điện áp
220 kV
Khoảng cách (A)
18 m​
3. Đối với đường dây dẫn điện trên không vượt qua rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, vườn trồng cây thì khoảng cách theo phương thẳng đứng từ chiều cao trung bình của cây đã phát triển tối đa đến dây dẫn điện thấp nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định:   
Tư vấn xây dựng hành vi an toàn lưới điện

  Điện áp
220 kV
500 kV
Khoảng cách (A)
Dây trần
4,0 m
6,0 m

4. Cây trong và ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không
a) Đối với đường dây có điện áp từ 220 kV đến 500 kV trong thành phố, thị xã, thị trấn thì cây không được cao hơn dây dẫn thấp nhất trừ trường hợp đặc biệt phải có biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn và được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép. Khoảng cách từ điểm bất kỳ của cây đến dây dẫn khi dây ở trạng thái tĩnh không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:
  Điện áp
220 kV
500 kV
Khoảng cách (A)
Dây trần
3,0 m
4,5 m

b) Trường hợp cây ở ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không và ngoài thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ bộ phận bất kỳ của cây khi cây bị đổ đến bộ phận bất kỳ của đường dây không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:
Điện áp
220 kV
500 kV
Khoảng cách (A)
1,0 m
2,0 m
5. Điều kiện để nhà ở, công trình không di dời ra khỏi hành lang bảo vệ công trình lưới điện cao áp đến 220 kV khi:
a) Mái lợp và tường bao phải làm bằng vật liệu không cháy;
b) Mái lợp, khung nhà và tường bao bằng kim loại phải nối đất theo quy định; 
c) Không gây cản trở đường ra vào kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các bộ phận công trình lưới điện cao áp;
d) Khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình đến dây dẫn gần nhất khi dây ở trạng thái tĩnh không được nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:
  Xử lý an toàn lưới điện
Điện áp
220 kV
Khoảng cách (A, B)
6,0 m

e) Cường độ điện trường nhỏ hơn hoặc bằng 5 kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài nhà cách mặt đất một mét và nhỏ hơn hoặc bằng 1 kV/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất một mét.
6. Ngưỡng an toàn đối với cường độ điện trường (E)
Ngưỡng an toàn đối với cường độ điện trường-tiêu chuẩn Việt Nam và các nước.
TT
Tên nước
E (kV/m)
tối đa
(kV/m)
Trong nhà
Ngoài nhà
1
Việt Nam*
1
5
2
Hoa Kỳ
5
5
11
3
Đức
5
5
10
4
Indonesia
5
5
10
5
Malaisia
5
5
6
Singapore
5
5
7
Philipines
4,2
4,2
8,3
  
*Ghi chú: Khoản 1, Điều 6 Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ.

7. Quy định về hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm 220kV
a. Chiều dài hành lang được tính từ vị trí cáp ra khỏi ranh giới phạm vi bảo vệ của trạm này đến vị trí vào ranh giới phạm vi bảo vệ của trạm kế tiếp.
b. Chiều rộng hành lang được giới hạn bởi:
+ Mặt ngoài của mương cáp đối với cáp đặt trong mương cáp
+ Hai mặt phẳng thẳng đứng cách mặt ngoài của vỏ cáp hoặc sợi cáp ngoài cùng về hai phía của đường cáp điện ngầm đối với cáp đặt trực tiếp trong đất, trong nước được quy định trong bảng sau:

Lắp đặt cáp
Đặt trực tiếp trong đất
Đặt trong nước
Khoảng cách (m)
Đất ổn định
Đất không ổn định
Nơi không có tàu thuyền qua lại
Nơi có tàu thuyền qua lại
1,0
1,5
20,0
100,0

c. Chiều cao được tính từ mặt đất hoặc mặt nước đến :
+ Mặt ngoài của đáy móng mương cáp đối với cáp đặt trong mương cáp.
+ Độ sâu thấp hơn điểm thấp nhất của vỏ cáp là 1,5m đối với cáp đặt trực tiếp trong đất hoặc trong nước.
d. Quy định bảo vệ đoạn cáp đấu nối vào đường dây trên không
Đoạn cáp ngầm nối với đường dây dẫn điện trên không tính từ mặt đất trở lên đến độ cao hai mét phải được đặt trong ống bảo vệ.
e. Quy định đặt biển báo an toàn điện và dấu hiệu tuyến cáp ngầm trên mặt đất
Tuyến cáp ngầm phải đặt cột mốc, an toàn điện theo quy định tại mục 13 Thông tư số 06/2006/TT-BCN ngày 26/09/2006 của Bộ Công Nghiệp (nay là Bộ Công thương), Quy định đặt dấu hiệu trên mặt đất của tuyến cáp ngầm ban hành kèm theo công văn số 5767/CV-EVN-KTAT-KTLĐ ngày 17/11/2004 của Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam) và thỏa thuận của cơ quan quản lý đường bộ:
- Cáp đi thẳng, dưới đan rãnh, vỉa hè: Đặt dấu hiệu cáp trên mặt vỉa hè, khoảng cách giữa các mốc là 20m.
- Cáp đi thẳng, dưới vỉa hè: Đặt dấu hiệu dọc theo tuyến cáp, khoảng cách giữa các dấu hiệu là 20m.
- Cáp đi thẳng, dưới lòng đường bê tông nhựa đường và đường bê tông xi-măng: Đặt dấu hiệu cáp trên vỉa hè, khoảng cách giữa các dấu hiệu là 20m.
- Cáp đi thẳng, dưới đường thôn xã (đường đất, rải đá, ...): Đào 01 hố có kích thước (200x200x200)mm, đổ bê tông mác 200, ở giữa gắn dấu hiệu cáp ngầm, khoảng cách giữa các dấu hiệu là 20m.
- Tại các vị trí bẻ góc của tuyến cáp: Đặt dấu hiệu tại các vị trí 02 đầu và giữa bán kính cong của đường cáp, khoảng cách giữa các dấu hiệu phải ≥ 1m.
- Cáp đi cắt ngang đường giao thông phải đặt dấu hiệu cáp ở giữa tâm đường.
- Các dấu hiệu cáp trên hè đường và đường đi được chế tạo bằng sứ tráng men. Chiều mũi tên mặt dấu hiệu cáp phải được đặt trùng tâm với tuyến cáp (ở vị trí cáp đi thẳng) hoặc với tiếp tuyến của đường cáp (ở vị trí cáp bẻ góc). Kích thước của dấu hiệu cáp ngầm F80.
- Các dấu hiệu cáp trên hè phải được gắn bằng xi-măng, mặt của dấu hiệu bằng mặt vỉa hè; Các dấu hiệu cáp được gắn trên mặt đường bê tông nhựa đường hoặc bê tông xi-măng; Mặt của dấu hiệu bằng mặt đường.
- Cáp ngầm đi dưới bờ ruộng, bờ mương, vường cây, bên cạnh đường quốc lộ, đường tỉnh, huyện, xã, ... phải đặt cọc mốc dấu hiệu cáp tại các vị trí mà không gây cản trở đến người đi bộ và các phương tiện giao thông, cọc dấu hiệu là loại bê tông cốt thép (kích thước 80x80) có 4 mặt chữ chìm hoặc nổi, được chôn sâu 0,5m và nhô lên khỏi mặt đất tự nhiên 0,3m, khoảng cách giữa các cọc mốc dấu hiệu tối đa là 20m.
8. Khuyến nghị:
- Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện.
- Nhà ở, công trình đảm bảo các quy định an toàn điện sẽ tạo ra môi trường sống ổn định, an toàn, kinh tế và bền vững.
Tài liệu áp dụng 
Luật Điện lực số 28/2004/QH11 về Điện lực của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 
Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp của Chính phủ. 
- Nghị định số 81/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2009 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp. 
- Quy phạm trang bị điện 2006 của Bộ Công nghiệp. 
- Các Tiêu chuẩn an toàn điện hiện hành của Việt Nam.
Cơ quan ban hành: Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT).
  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.