Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

Biện pháp an toàn làm việc trong không gian chật hẹp

Định nghĩa
  • Không gian hạn chế là những nơi mà chúng ta sẽ tiến hành công việc nhưng bị giới hạn bởi:
  • Hạn chế bởi khoảng không, vị trí làm việc
  • Thiếu hoặc thừa ô xy trong không khí
  • Có sự xuất hiện của khí độc, chấy gây cháy
  • Hạn chế lối thoát hiểm


Định nghĩa
Không gian hạn chế là những nơi mà chúng ta sẽ tiến hành công việc nhưng bị giới hạn bởi:
  • Hạn chế bởi khoảng không, vị trí làm việc
  • Thiếu hoặc thừa ô xy trong không khí
  • Có sự xuất hiện của khí độc, chấy gây cháy
  • Hạn chế lối thoát hiểm
Không gian hạn chế có thể là: các thiết bị chứa, đường ống, hố, bao gồm cả công việc đào các hố sâu hơn 1,2m
Các yếu tố nguy hiểm khi làm việc trong không gian hạn chế
  • Mối nguy thiếu oxy
  • Mối nguy khí độc
  • Mối nguy từ các nguyên vật liệu, hóa chất độc hại
  • Mối nguy áp suất cao
  • Mối nguy tiếng ồn
  • Mối nguy cơ khí
  • Mối nguy thiếu ánh sáng
  • Mối nguy bụi
  • Mối nguy xảy ra cái tai nạn về điện
  • ….
Các biện pháp an toàn khi làm việc trong không gian hạn chế
  • Không tiến hành công việc bên trong các không gian hạn chế khi có thể làm việc ở bên ngoài
  • Phải tìm hiểu kỹ môi trường làm việc, xác định tất cả các mối nguy hiểm có thể có, lập phương án xử lý, phòng ngừa
  • Tiến hành đánh giá rủi ro cho các bước tiến hành khi làm việc trong không gian hạn chế là bắt buộc 
  • Kiểm soát công việc bằng hệ thống giấy phép làm việc: Hệ thống giấy phép làm việc phải được tuân thủ và tiến hành đúng trình tự . Người phụ trách an toàn có trách nhiệm hỗ trợ và hướng dẫn cũng như kiểm tra từng bước thực thi 
  • Chỉ những ngừời có đầy đủ năng lực, được huấn luyên đầy đủ được phép làm việc trong các không gian hạn chế.
  • Kiểm tra sức khỏe của người làm việc trước khi cho phép vào không gian hạn chế. Không bố trí phụ nữ hay người dưới 18 tuổi, hoặc những người có tiền sử về bệnh phổi hay huyết áp vào làm việc trong không gian hạn chế.
  • Thực hiện các biện pháp cách ly hay cô lập không gian hạn chế nhằm ngăn chặn các tác động từ phía ngoài như áp suất, nhiệt độ hay các nguồn năng lượng khác.
  • Thực hiện các biện pháp thông gió và chiếu sáng phù hợp cho không gian hạn chế
  • Tiến hành kiểm tra nồng độ khí oxy, khí độc và khí dễ cháy bên trong không gian hạn chế
  • Phải có người trực ngay tại lối vào khu vực làm việc, đảm bảo cho người trực và người làm việc bên trong luôn có thể liên lạc với nhau một cách tin cậy và dễ dàng
  • Quản lý thông tin người vào/ ra không gian hạn chế
  • Các dụng cụ làm việc trong kông gian hạn chế phải được xem xét , các thiết bị dễ gây cháy hoặc phát nổ tuyệt đối không được sử dụng. Nếu làm việc trong môi trường tiềm ần chất cháy nổ thì tất cả các dụng cụ sử dụng phải không gây tia lửa điện hoặc an toàn tuyệt đối theo tiêu chuẩn phòng chống cháy nổ.
  • Lên kế hoạch ứng cứu trong trường hợp khẩn cấp: Kế hoạch ứng cứu phải được tất cả mọi người liên quan tới công việc thông qua . các yêu cầu về thiết bị, hệ thống hay các biện pháp phụ trợ trong bản kế hoạch phải được đáp ứng đầy đủ trước khi tiến hành công việc
  • Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp: Các loại dụng cụ cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp như bình thở, bình chữa cháy, dây cứu nạn, đèn, cáng và các thiết bị cứu thương khác.
  • Đặt các biển báo xung quanh khu vực làm việc
Tác giả bài viết: Nguyễn Tấn Nhật
  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.