Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

Biện pháp xử lý vị trí nguy hiểm 2016


Biện pháp xử lý VTNH của PCTG.
I./ VTNH ảnh hưởng với lưới điện và trụ trung áp:
Giải pháp cơ bản là chuyển nguồn hạ áp cùng nguồn điện trung áp và cấp trạm cấp nguồn không cho đường dây hạ áp qua vị trí thao tác.

1./ Hạ áp giao chéo qua nguồn trung áp khác: Cấp trạm BA hoặc nâng công suất trạm BA để chuyển hạ áp cùng nguồn trung áp.
2./ Vị trí thao tác có nhiều dây bưu điện khó leo trèo: phối hợp cùng Viễn thông bó cáp và thu gọn cáp VT.
3./ Đường dây điện kế giao chéo với hạ áp khác hoặc kéo qua phân đoạn trung áp khác: Dời điện kế về lưới hạ áp mới cùng nguồn trạm và nguồn trung áp.
4./ Đường dây hạ áp khác kéo qua FCO, thiết bị đóng cắt: Cắt bỏ đoạn lưới hạ áp qua FCO và cấp nguồn từ hạ áp từ sau FCO.

II./ VTNH ảnh hưởng đến 2 nguồn hạ áp hoặc trụ hạ áp:
Giải pháp cơ bản là tạo khoảng cách tại các vị trí giao lai và giải tỏa bớt các vị trí lắp nhiều điện kế và dây bưu điện.

1./ 2 nguồn giáp lai tại 1 trụ: Dùng 2 khung sắt U lắp 2 phía trụ để có khoảng cách AT (lắp 1350 cái)
2./ 2 nguồn hạ áp 1 pha giao chéo song song nhau: Cấp trạm vận hành 1 pha 3 dây.
3./ Vị trí giáp lại 2 nguồn hạ áp 1 pha: Dùng boulon thanh sắt và sứ ống chỉ đưa xa trụ 1 mét.

III./ VTNH ảnh hưởng đến trạm BA:
Giải pháp cơ bản là AT khi công nhân làm việc trên 1 trụ điện có trạm biến áp với biện pháp là giải tỏa di dời nguồn điện liên quan trạm BA đó..

1./ Hạ áp thấp hơn FCO trạm BA: Nâng FCO lên cao và lắp sứ đỡ trung áp.
2./ Trạm khách hàng: thỏa thuận với khách hàng cải tạo an toàn khắc phục không còn VTNH (Dời trạm, trồng trụ mới…).
3./ Trạm biến áp có nguồn hạ áp khác giáp lai hoặc giao chéo: Chuyển lưới, cấp trạm phù hợp hoặc cắt lưới đảm bảo an toàn.


  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.