Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

Phương án mẫu cấp cứu Tai nạn thường gặp tại các Điện lực


PHƯƠNG ÁN MẪU
CẤP CỨU CÁC TAI NẠN LAO ĐỘNG THƯỜNG GẶP
TẠI CÁC ĐIỆN LỰC
( Đính kèm theo văn bản số: 3983/PCTG-KTAT ngày 28/8/2014 của PCTG)
A.        XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI TAI NẠN LAO ĐỘNG THƯỜNG GẶP (CÓ THỂ XẢY RA):
tai nan, phuong anCán bộ nhân viên của Điện lực khi làm việc có thể bị các loại tai nạn lao động thường gặp  như sau:
-        Bị điện giật do chạm vào các chỗ bị rò điện trong hệ thống điện dùng cho các thiết bị trong văn phòng;
-        Bị điện giật khi làm việc trên cao tại các hệ thống điện trong khu vực do Điện lực quản lý;
-        Bị say nắng, say nóng khi làm việc ngoài trời;
-        Bị chảy máu do các dụng cụ sắt nhọn đâm vào khi làm việc;
-        Bị gãy xương các loại do vấp ngã, hay ngã cao khi làm việc;
-               Bị đuối nước do rơi vào hồ chứa, kênh, mương, sông rạch;
-        Bị chấn thương do các phương tiện giao thông gây ra khi làm việc.
Khi gặp các trường hợp tai nạn lao động như trên, bất kỳ người cán bộ, nhân viên của Điện lực phải có trách nhiệm thực hiện cấp cứu tại nơi xảy ra tai nạn lao động, thông báo cho cán bộ y tế cơ quan, gọi cấp cứu hoặc thực hiện chuyển nạn nhân đến cơ sở cấp cứu gần nhất.
Để thực hiện được việc cấp cứu tai nạn lao động, mọi người làm việc tại Điện lực có trách nhiệm nắm vững Phương án này và thực hiện được các nội dung sau:
B.        CẤP CỨU TẠI NƠI XẢY RA TAI NẠN LAO ĐỘNG:
I.     CẤP CỨU NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT
      Khi xảy ra tai nạn lao động điện giật, người thực hiện cấp cứu tại chỗ phải thực hiện các bước sau đây:      
1.1. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện:
a. Trường hợp cắt được mạch điện: Tốt nhất là cắt bằng các thiết bị đóng cắt gần nhất như: Máy cắt, cầu dao, phích cắm, công tắc, cầu chì…Cần lưu ý:
+ Nếu mạch điện bị cắt là mạch cấp cho đèn chiếu sáng thì phải chuẩn bị ngay các nguồn chiếu sáng khác để thay thế khi trời tối.
+ Nếu người bị nạn ở trên cao thì phải chuẩn bị các phương tiện để đưa nạn nhân xuống hoặc hứng, đỡ khi nạn nhân có thể rơi xuống (trong trường hợp không có biện pháp nào khác).
b. Trường hợp không cắt được mạch điện bằng các thiết bị đóng cắt: Trong trường hợp này cần phân biệt người bị nạn do điện hạ áp hay điện cao áp để  áp dụng các phương pháp sau:
- Nếu là điện hạ áp: Người cứu phải đứng trên bàn, ghế hoặc tấm gỗ khô, đi giầy hoặc ủng cao su, đeo găng cao su rồi dùng tay kéo nạn nhân ra khỏi mạch điện. Nếu không có các phương tiện trên có thể dùng tay nắm phần quần áo khô của nạn nhân để kéo ra hoặc dùng gậy gỗ, tre khô gạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi mạch điện. Cũng có thể dùng kìm cách điện, búa, rìu có cán bằng gỗ khô để cắt đứt dây điện đang gây tai nạn.
Khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện không được trực tiếp chạm vào người nạn nhân để người cứu không bị điện giật.


Danh mục:

  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.