Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

Quy định về công tác huấn luyện ATVSLĐ


Chương trình huấn luyện: An toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động

Khóa đào tạo, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho Nhóm 6 theo NĐ44/CP được xây dựng theo chương trình khung do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
I. ĐỐI TƯỢNG HUẤN LUYỆN
Đối tượng huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định tại Điều 139, Điều 150 Bộ luật lao động, gồm các nhóm sau:
Nhóm 4: Người lao động không thuộc nhóm 1, 2, 3,5,6 (người lao động là người Việt Nam, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động)
II. Mục tiêu khóa học và thời lượng huấn luyện
1.    Mục tiêu của khóa học: nhằm cung cấp kiến thức kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động cho người lao động. Nâng cao nhận thức về an toàn cho học viên
2.    Thời lượng của khóa học: tổng thời gian huấn luyện 16 tiếng trở lên theo quy định bao gồm cả thời gian kiểm tra.
III. Nội dung huấn luyện
1.    Tổng quan luật pháp, chính sách về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ)
– Mục đích, ý nghĩa của công tác ATVSLĐ;
– Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động về ATVSLĐ;
– Qui định của luật về chế độ, chính sách cho người lao động về ATVSLĐ.
– Phương tiện bảo vệ cá nhân: các yêu cầu khi lựa chọn, sử dụng và bảo quản.
2.    Các yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại cấp phân xưởng hoặc tương đương
2.1 Hướng dẫn biển báo, quy trình làm việc ATLĐ, VSLĐ người lao động phải tuân thủ khi thực hiện công việc tại phân xưởng:
-Giới thiệu hướng dẫn các biển báo thường gặp.
-Kết hợp cùng đơn vị hướng dẫn quy trình làm việc ATLĐ – VSLĐ theo từng thiết bị đặc thù của đơn vị.
2.2 Công dụng, cách sử dụng và bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân:
-Giới thiệu hướng dẫn các trang bị bảo vệ mắt, bảo vệ cơ quan hô hấp, bảo vệ cơ quan thính giác, bảo vệ đầu, bảo vệ chân tay, bảo vệ cơ thể (Quần áo bảo hộ lao động).
3.    Yêu cầu về ATLĐ, VSLĐ với công việc được giao
3.1 Các yếu tố nguy hiểm, có hại phát sinh tại nơi làm việc và biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động (Kết hợp cùng đơn vị theo từng hoản cảnh, vị trí, công việc giới thiệu, hướng dẫn những yếu tố, nguy cơ và các biện pháp phòng tránh.
3.2 Quy trình làm việc an toàn; quy trình vận hành, xử lý sự cố, máy thiết bị được giao (Kết hợp cùng đơn vị nêu các quy trình làm việc, vận hành, xử lý sự cố các thiết bị của đơn vị).
3.3 Phối hợp làm việc tập thể:
-Họp đề ra phương án trước khi đi vào làm việc.
-Nêu các nguy cơ có thể xảy ra tai nạn – đề ra các phương án khắc phục.
-Phân công công việc theo nhóm chỉ người lãnh đạo nhóm, người giám sát.
-Nêu và thống nhất các phương thức, ký hiệu khi làm việc
------------------------------------------------------------------------------------------------- HL2018

Danh mục:

  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.