Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

Tính toán hệ số an toàn lao động của USA


Công thức tính toán một số thông số an toàn cơ bản

Đăng lúc: Chủ nhật - 10/03/2013 00:00
Biết cách tính toán LTIFR (Lost Time Injury Frequency Rate) và các chỉ số an toàn khác là kỹ năng quan trọng đối với người làm về lĩnh vực an toàn và sức khỏe. Mặc dù không thể hiện nhiều thông tin hữu ích, nhưng những người quản lý cần những thông tin này để biết về thực trạng công tác an toàn sức khỏe ở doanh nghiệp.


Công thức tính toán một số thông số an toàn cơ bản
Biết cách tính toán LTIFR (Lost Time Injury Frequency Rate) và các chỉ số an toàn khác là kỹ năng quan trọng đối với người làm về lĩnh vực an toàn và sức khỏe. Mặc dù không thể hiện nhiều thông tin hữu ích, nhưng những người quản lý cần những thông tin này để biết về thực trạng công tác an toàn sức khỏe ở doanh nghiệp. Họ sẽ sử dụng chúng để đánh giá việc thực hiện công tác an toàn và sức khỏe của doanh nghiệp để so sánh với các doanh nghiệp khác.
Trong bài viết này thongtinantoan sẽ hướng dẫn quý độc giả các tính toán các chỉ số an toàn này.
1./ Các chỉ số an toàn và sức khỏe
Nói chung, có hai loại chỉ số an toàn và sức khỏe cơ bản: tần suất tai nạn như LTIFR và tỷ lệ tai nạn như LTIIR.
Tần suất tai nạn thể hiện số sự kiện đã xảy ra trong một thời gian nhất định theo một số giờ tiêu chuẩn làm việc. Tỷ lệ tai nạn thể hiện số sự kiện đã xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định bởi một số lượng nhân viên tiêu chuẩn (thường thấp hơn so với số giờ tiêu chuẩn). Ví dụ, LTIFR ( tần suất xảy ra tai nạn mất ngày công) là số tai nạn mất ngày công xảy ra trong một khoảng thời gian quy định trên 1.000.000 hay 100.000 giờ công làm việc trong khoảng thời gian đó. Giá trị này có thể được tính theo tháng, quý hoặc năm tùy thuộc vào yêu cầu báo cáo của doanh nghiệp. Để chuyển tần suất này sang tỷ lệ tai nạn chỉ cần thay thế số lượng nhân viên cho số giờ công.
Những công thức này có thể được sử dụng để tính toán các chỉ số an toàn khác như MTI (Medical Treatment Injuries – số trường hợp điều trị y tế). Một biến thể khác là mức độ nghiêm trọng được tính bằng số thời gian mất ngày công chia cho số trường hợp mất ngày công.
2./ Tính toán tần suất tai nạn LTIFR
Công thức tính LTIFR rất đơn giản. Giả sử chúng ta muốn biết có bao nhiêu tai nạn mất ngày công trên 1.000.000 giờ công trong năm ngoái. Bạn cần xác định số trường hợp mất ngày công và số giờ công lao động trong năm ngoái. Nhân số trường hợp tai nạn mất ngày công với 1.000.000 và chia kết qua cho số giờ lao động.
Ví dụ trong năm ngoái có 7 trường hợp tai nạn mất ngày công và 2.451.679 giờ công.
 LTIFR = 7 x 1000000 : 2451679 = 2,86.
Điều này có nghĩa là trong năm ngoái ở doanh nghiệp cứ 1.000.000 giờ công có 2,86 tai nạn mất ngày công.
3./ Tính toán tỉ lệ tai nạn LTIIR
Để tính toán LTIIR (tỉ lệ tai nạn mất ngày công) – số trường hợp tai nạn mất ngày công trên 100 nhân viên, chúng ta chỉ cần thay thế số lượng nhân viên cho số giờ công và nhân số trường hợp tai nạn mất ngày công với 100.
Ví dụ doanh nghiệp có 791 nhân viên, chúng ta sẽ có LTIIIR = 7 x 100 : 791 = 0,88. Như vậy cứ 100 nhân viên thì có khoảng 0,88 trường hợp tai nạn mất ngày công.
4./ Tính toán mức độ nghiêm trọng (Severity Rates)
Để tính toán giá trị này, bạn cần biết thêm số ngày công bị mất trong năm qua. Giả sử con số đó là 73. Như vậy mức độ nghiêm trọng tính được là 73 : 7 = 10,43. Điều đó có nghĩa là trung bình mỗi tai nạn sẽ mất 10, 43 ngày công. 
Tác giả bài viết: Thongtinantoan


  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.