Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

Chiếc khăn tay của Bố

Chiếc khăn tay của Bố


 Câu chuyện bắt đầu từ một gia đình ở một tỉnh nọ, gia đình gồm có 3 người: Ngọc Bích là đứa con gái ngoan, hiền và là học trò giỏi, đang học cấp 3; Bố Bích là nhân viên trong một Điện lực tại Huyện XMẹ Bích làm giáo viên cấp 1. Gia đình đang sống hạnh phúc và đầm ấm với nhau trong một thành phố nhỏ của Miền Nam - Việt Nam.
      Bố Bích là một công nhân tốt, là người mẫu mực, trung thành với cuộc sống và công việc, dù công việc của Bố chỉ là một nhân viên làm vệ sinh, quét dọn trong một Điện lực tại Huyện X; mẹ Bích là cô giáo hiền lành, ít nói, nhiệt quyết trong công việc giảng dạy, dìu dắt các bé thiếu nhi, lúc đó Bố mẹ của Bích đã ngòai 50 tuổi. Bố mẹ Bích rất yêu thương nhau, cùng chăm lo đứa con gái ngoan hiền của mình và hy vọng một ngày kia đứa con gái sẽ lớn khôn và giỏi giang hơn người. Họ sống với nhau một ngày như mọi ngày rất đầm ấm trôi qua như một bức tranh tình yêu và cuộc sống trong ngôi nhà tương đối khang trang, lúc đó, Bích đang học lớp 10.
      
Phần 1
      Trong một đêm trời mưa giá lạnh của một ngày mùa đông, sau giờ ôn tập mẹ dạy cho Bích môn học ngày mai, sau đó Bích và Bố làm bài thủ công hổ trợ trong môn học của Bích. Bổng dưng tiếng sét thật to nén vào khu chung cư này, tiếng sét thật dữ dội như muốn cướp đi con người và cuộc sống. Bích sợ hải ôm chặt lấy Bố của mình, một lúc sau Bích gọi mẹ:
-         Mẹ ơi ! Mẹ ơi.
      Có lẽ tiếng thét gào Mẹ ơi… mẹ ơi của Bích cũng là điềm xấu giáng xuống gia đình của Bích?
      Bích bước ra ngòai tìm mẹ Bích. Bà đã bị trợt chân té ngã khi tiếng sét quái ác giáng xuống. Mẹ Bích bất động và được chuyển vào bệnh viện cứu cấp, mẹ Bích đã bị chấn thương bàng quang không đi lại được. Vết thương này tương đối nặng, nhưng nặng nề hơn cả là gia đình đã thiếu mất đi một nguồn kinh tế và thiếu mất đi bàn tay nâng niu gia đình và nội trợ. Ba tháng trôi qua, mẹ Bích phải nghỉ dạy học để nằm dưỡng bệnh nhưng bệnh vẫn không giảm mà lại phát sinh chứng bệnh lao phổi quái ác. Chứng bệnh này có lẽ cũng đã nói lên được mẹ Bích vì tận tụy với các em học sinh với bài giảng nên quên cả bụi phấn thâm nhập vào phổi mà không hề hay biết. Kinh tế gia đình càng khó khăn hơn, túng trước hụt sau, trong khi một mình Bố lúc này là trụ cột về kinh tế kể cả nội trợ chăm sóc gia đình và lo chạy chữa điều trị bệnh cho mẹ Bích. Mặc dù Ban chấp hành công đoàn Điện Lực Huyện X đã rất quan tâm hổ trợ tinh thần và vật chất điều trị bệnh cho mẹ Bích; ngoài ra Bố Bích vốn là người hiền lành, trung thực nên các đồng nghiệp cũng rất quan tâm giúp đỡ gia đình, nhưng chỉ vì căn bệnh quái ác, nan y nên mẹ Bích khó có thể vượt qua.

      Tháng ngày trôi qua, 6 tháng sau thì mẹ Bích qua đời. Trước khi mất mẹ Bích đã gởi lời trăn trối lại với Bố Bích:
-         Mình cố gắng lo lắng dạy dỗ con. Hãy chiều chuộng con thật nhiều, vì con gái không có mẹ bên cạnh dễ mặc cảm và thua xúc bạn bè của nó.

      Vốn thương yêu con và gia đình Bố Bích đã hứa và thực hiện theo lời trăn trối của mẹ Bích. Sau một năm trôi qua, căn nhà êm ấm và bình lặng nay không còn không khí ấm áp hạnh phúc đó nữa. Hơn một năm sau, Bố của Bích đã không còn làm việc cho Điện Lực Huyện X nữa (do thời kỳ chuẩn bị cổ phần hoá nên giảm biên chế nhân sự, đồng thời bố Bích đã gần tới tuổi 60), vì thế Bố Bích phải xin vào làm bóc xếp hàng cho kho lương thực, công việc nặng nhọc và giờ giấc thường không ổn định… Cũng vì thế quỹ thời gian dành ra để chăm sóc cho Bích thì Bố không thể làm được, chỉ biết rằng làm sao có nhiều tiền để lo cho con ăn học để không thua kém bạn bè. Hàng ngày, Bích và Bố phải tựa đi học, tự đi làm việc và phải ăn cơm hộp, có khi buổi tối Bố về thật muộn nên buổi cơm chiều của không khí ấm cúng ngày xưa cũng đã mất đi.

      Phần 2.
      Riêng về Bích:
      Mẹ đã mất, Bố đi làm lụng suốt ngày có khi tăng ca đến 22giờ00, đôi khi làm việc ca khuya 3 giờ sáng vì thế khuôn khổ, nề nếp học tập, giải trí của Bích bây giờ không có thời khóa biểu nhất định vì không có mẹ bên cạnh. Ngày ngày trôi qua như thế, rồi một năm nữa lại qua đi…! mỗi ngày trôi đi thì Bích lại xa càng “cột mốc cơ bản” của cô bé ngoan hiền và học giỏi ngày xưa. Năm nay Bích bắt đầu vào nhập học năm 12. Một mùa hè vừa qua đã không cho Bích những kiến thức về bài học mà ngược lại bù vào cho Bích những đứa bạn bè, những đối tượng đua đòi ham chơi ghét học. Có lẽ cái tên Ngọc Bích ngày xưa do mẹ đặt cho cô với ước mong cô lớn lên trong sáng như viên ngọc bích, mà bây giờ thì không còn nữa.
      Riêng về Bố:
      Biết con mình đã lớn khôn, sự mong muốn, đòi hỏi theo bạn bè và chi phí học tập cũng càng nhiều hơn vì thế Bố của Bích phải tăng thêm giờ lao động để chạy xích lô vào giờ khuya để kiếm tiền cho con ăn học, cho con mình không thua kém bạn bè và làm vui lòng của mẹ Bích nơi chín suối. Nhưng Bố rất rất kín đáo không cho ai biết và không cho cô Bích biết mình phải chạy xích lô để giữ thể diện cho con gái đối với bạn bè của nó.

      Phần 3.
      (*) Bích đã trở thành thiếu nữ do đó sự đua đòi và chi phí cho cô ngày càng nhiều hơn, mặc khác chuyện quan hệ bạn bè mà đa số là những bạn bè con nhà giàu ham chơi ghét học đã lôi cuốn Bích vào những dòng suy nghĩ trụy lạc, ham chơi, chán học. Hàng đêm, năm ba đứa bạn của Bích kéo nhau đi café, Dance, những quán Bar sang trọng và kể cả những quán bán bia, rượu.
      Ngày sinh nhật của cô Bạn sang trọng nhất lớp của Bích vào tuần sau tại một nhà hàng tương đối lớn tại thành phố này. Bích suy nghĩ mãi không biết làm cách nào để có tiền may bộ đầm thật đẹp và mua tặng bạn món quà tương xứng, sang trọng. Thế là Bích đã nghĩ ra mưu kế : “ Xin Bố tiền mua quà, còn may áo đầm thì Bích sẽ bán chiếc xe đạp của mình và nói dối với Bố bị mất xe đạp” mặc khác Bích nghĩ rằng lúc này Bích đâu còn đi xe đạp nữa vì mấy anh bạn và bạn Bích chở Bích đi học bằng xe Nouvo, Dream …
      Cái suy nghĩ ác nghiệm đó cuối cùng thì Bích quyết định hành động như thế. Nhưng trở ngại một điều là Bích xin Bố số tiền mua quà tặng bạn, quá cao nên Bố không đồng ý. Mấy ngày hôm sau Bích thật buồn vì không có tiền mua quà tặng Bạn, Bố nhìn con hiểu nổi khổ tâm của con gái, nhưng vì thương con Bố phải tăng giờ làm thêm và chạy xích lô nhiều hơn để có tiền cho con mình đi sinh nhật.
      Bích đã rất vui khi cần trong tay chiếc áo đầm vừa mới may thật xinh đẹp và món quà giá trị so với buổi tiệc sinh nhật sang trọng của bạn mình. Buổi tiệc thật vui nhộn, sau buổi tiệc Bích đi cùng xe với bạn trai, cùng với các bạn khác chạy lạng lách trên đường phố trong trạng thái lâng lâng men bia, rượu. Lúc ấy Ba của Bích chạy xích lô qua ngã ba đường, súyt nữa là xãy ra tai nạn giao thông với đám bạn của Bích, Bố Bích bực mình vừa dự tính hét to, la rầy bọn này , vừ lúc đó chiếc Nouvo chạy vượt qua, Bố Bích phát hiện ra mái tóc dài của Bích. Ông lẳng lặng chạy tiếp với bao suy nghĩ lo lắng, nuông chiều hoặc sẽ nghiêm khắc đối với con cái, nhưng Ông vẫn không tin đó là sự thật vì Ông tin rằng con gái mình là đứa ngoan hiền không thể kết bạn với những đứa ăn chơi đua đòi, suy nghĩ tới đó làm Ông bớt lo âu và thanh thản trở lại. Rồi ngày lại qua ngày, Bố của Bích phải vật lộn với cuộc sống kinh tế nên mọi chuyện đã qua thầm lặng và Bố của không gạ hỏi Bích về chuyện hôm đó nữa.

      (**) Ngày sinh nhật của Bích: Gần đến ngày sinh nhật của con gái, Bố của Bích dành dụm tiền mua cho Bích một món quà, món qua đó “không có giá trị kinh tế nhưng có giá trị rất lớn về tinh thần”, ông nâng niu món quà và gói lại cẩn thận chờ đến ngày tặng quà sinh nhật bất ngờ cho con gái.
      Bích và ngày sinh nhật: Bản tính đua đòi đã xuất hiện trong cô gái ngoan hiền lúc nào không biết? Không muốn thua kém bạn bè, Bích xin phép Bố cho phép tổ chức sinh nhật tại nhà nhưng không cho Bố tham dự vì Bích nói rằng các bạn là con nhà giàu, sang trọng. Ông Bố gật gù ngẫm nghĩ, buồn buồn trong lòng thật nhiều nhưng phải bóp bụng đồng ý với con mình. Đồng thời Ông Bố cho Bích số tiền tương đương một tháng lương của mình để Bích làm sinh nhật. Nhưng Ông có hiểu đâu! Cô Bích con gái của Ông năm nay rất nhiều mưu kế, cô đã giữ lại không đóng tiền học thêm 3 tháng để làm sinh nhật cho mình để không thua kém bạn bè.
      Buổi sinh nhật tổ chức tại nhà của Bích cũng thật hòan hảo và tốt đẹp, nhưng chỉ có điều làm cô không hài lòng khi cô bạn mà cô không hợp tính đã mặc bộ đồ thật đắc tiền và sang trọng, khiến mọi người nhầm tưởng rằng nhân vật chính của ngày sinh nhật là Bạn của Bích chứ không phải là Bích.
      23 giờ 30, Bích ngồi trước nhà một mình buồn vì ghen tức với cô bạn ấy. Vừa lúc đó Bố Bích về, trong lòng ông thật vui vì nghĩ rằng con gái mình quan tâm đến Bố nên ngồi chờ Bố về. Niềm vui nhẹ nhàng thể hiện trên gương mặt của Bố, Ông chúc mừng sinh nhật con gái, rồi sau đó Ông vào lấy món quà tặng cho Bích. Nhưng Bích vẫn không vui mà tỏ ra thái độ cao có, bực dọc…
      Cuối cùng Bố mới hiểu con gái mình ganh tị và đòi mua áo đầm đẹp, sang trọng, quý phái để tháng sau dự lễ đính hôn của một người bạn gái. Ông trằn trọc suy nghĩ và toan tính không biết làm cách nào để có đủ tiền tháng sau cho con Bích mua áo đầm mới.
      Ý nghĩ đó đã gắn liền trong tâm trí, vì thế Ông phải làm việc, lao động gấp đôi để có khỏang tiền dư cho con, đôi lúc ông rất mệt mỏi nhưng “Mệt mỏi trong lao động thì không đáng ngại mà mệt mỏi nội tâm mới là chuyện quan trọng.”

      Rồi ông thầm nghĩ:
-  Nếu cương quyết và nghiêm khắc với con thì con cái buồn và không thực hiện theo lời mẹ nó trăn trối ?! Nhưng con gái mình vẫn ngoan hiền mà ???
- Nếu chiều chuộng con cái quá trớn thì sự hư - nên sẽ dẫn đến đâu ?!
- Nếu không cho con tiền mua áo đầm thì sẽ mặc cảm thua thiệt với bạn bè của nó ?!
- Và…………………… nếu…!?

     Vì thương con nên ông quyết định cố gắng lao động, tăng giờ chạy xích lô để có đủ tiền cho con gái mua áo đầm đẹp. Nếu mà, Bích biết nội tâm của Bố như thế và biết Bố mình ngòai giờ phải đạp xích lô thì có lẽ Bích sẽ tốt hơn.

      (***) Tại một nhà hàng lớn nhất ở thành phố, trong ngày lễ đính hôn của cô Bạn của Bích lấy Việt Kiều. Bạn bè, quan khách thật đông và sang trọng. Bích đi cùng bạn trai trong bộ áo đầm lộng lẫy như một thiên thần, ai ai cũng khen sang trọng, quý phái. Bích rất hài lòng với bộ trang phục áo đầm kiểu Pháp này.
      Tàn tiệc đính hôn, mọi người ra về trong vẻ mặt vui tươi nhưng chỉ riêng có Bích đang trong một nội tâm buồn vời vợi khi người bạn trai của cô đã ra về với người bạn gái năm xưa giàu có, bỏ cô lại một mình để cô tự ra về một mình. Ngòai trời cơn mưa bụi giật mạnh, mưa tuôn 59 phút trôi qua đường phố đều ngập nước.
      Khỏang 22giờ00 cô phải hóa giang cùng xe 2 người bạn gái để cùng nhau về nhà. Ngồi trên xe Honda xe chở 3 người, hình như đã mất đi như dáng nét quý phái của “Một thiên thần mặc áo đầm kiểu Pháp” bước vào nhà hàng sang trọng hồi chiều này. Bích thật buồn và suy nghĩ lẫn quẫn nhưng biết làm sao hơn. Chiếc xe Honda cũng vô tình lao thẳng vào mấy sợi kẻng gai, xe bể bánh. Người bạn thứ ba nói:
-         Ở đây cũng gần tới nhà tôi rồi. Thôi, 2 bạn chịu khó đi xích lô về trước đi, tôi vá xe xong sẽ về sau.

      Bích và người bạn cùng đón xích lô về nhà, nhưng không ngờ người chạy xích lô là Bố của Bích. Trời mưa càng nặng hạt, ngồi trên chiếc xích lô Ông Bố nghe được mọi chuyện của Bích và người Bạn tâm sự mọi điều về chuyện học hành giảm xúc, về chuyện buồn tình cảm, về cuộc sống và nổi khổ tâm Bích thua kém bạn bè mà nguyên nhân chỉ vì thiếu mẹ và nhà nghèo mà thôi! Ông Bố nghe qua vừa giận vì cô gái đã sa ngã vì những trò đua đòi ham chơi chán học, vừa buồn vì mình không thể lo nhiều hơn, không thể làm ra tiền nhiều hơn cho con gái sương sướng không thua kém bạn bè.
      Đến nhà, cô bạn của Bích nói:
-         Mời Bích vào nhà chơi một chút rồi tôi sẽ đưa bạn về.

      Bích nhận lời vào nhà bạn chơi. Xích lô dừng lại, 2 người ra khỏi xe xích lô, lúc đó trời vẫn còn mưa nhỏ và xen lẫn những “Tiếng trời gầm” liên tục nho nhỏ !!!
      Bố Bích gục đầu, nặng nề đạp xích lô đi tới… Ông lấy khăn tay lau nước mắt, rồi chạy đi tiếp và vô tình đánh rơi chiếc khăn tay của Ông xuống đất. Bạn của Bích nhìn thấy nhặt lên, Bích và người Bạn cùng gọi Ông xích lô để trả lại “Chiếc khăn tay”:
-         Bác ơi, Bác ơi, Bác đánh rơi chiếc khăn tay nè.
...  nhưng Ông xích lô (Bố của Bích) vờ như không nghe thấy, rồi Ông vẫn nặng nề đạp xích đi mất…

      (****) Bích nhìn “Chiếc khăn tay” mới phát hiện ra đó chính là Bố thân yêu của mình. Trong khi bố phải dầm mưa nắng làm lụng, đạp xích lô để kiếm tiền nuôi cho cô ăn học, ngược lại cô quá thờ ơ với bao cực nhọc của Bố mình, mà cô còn đua đòi, nhỡ nhơ vui chơi vô bổ.

      Phần 4.
      Cuối canh 3, ngôi nhà của Bích trở nên buồn tẻ và ảm đạm, ngọn đèn ánh vàng lu tỏ soi lên mái tóc dài óng ánh và xuyên qua gương mặt ngây thơ của Bích như muốn nói lên sự hối hận và trông chờ Bố về để ôm Bố và xin lỗi. Ngòai trời tiếng mưa rơi tí tách trước sân nhà như tiếng kêu buồn và hối hận của cô con gái lầm lỗi.
      Canh tư! rồi canh tư đến, Bích vẫn ngồi bên cửa sổ vừa khóc và chờ Bố về.
      Cuối canh 5, Bố Bích vẫn chưa về, nhưng cô đâu biết rằng: Bố của cô ngòai lao động nặng nhọc Ông còn phải cố gắng vượt qua thời kỳ thứ 2 của chứng bệnh lao phổi, vì suốt 3 năm dài lao tâm và lao lực, đồng thời một phần do virut bệnh phổi của mẹ Bích đã lây sang Bố lúc ấy.
-  Bố của Bích đang suy nghỉ gì? Đang ở đâu? Sức khỏe của Bố có vượt qua nổi lo buồn và cái rét lạnh của nhưng cơn mưa đêm hay không?
- Bích suy nghỉ gì? Tương lai của cô sẽ thế nào?

……Hết……





  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.