Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

Quy định ATVSLĐ của PC

Các quy định ATVSLĐ

(Click here xem tất cả VB)

Bài đọc thêm.
Hướng dẫn kiểm tra ATVSLĐ 
-----oOo-----
Nhằm kiện toàn và bảo đảm tính trung thực trong công tác thực hiện các chế độ sinh hoạt, áp dụng mẫu biểu an toàn lao động, nay Phòng KTAT cô đọng chi tiết việc quàn lý và thực hiện công tác KTAT, hướng dẫn một số nội dung kiểm tra thường xuyên, đột xuất tại các Đội, Điện lực về công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) như sau. Tên gọi tắt: “Quy định KT14”, đồng thời tăng cường công tác phòng tránh TNLĐ, làm bừa, làm ẩu, chuẩn hoá công tác ATVSLĐ từ khâu sàng lọc, sắp xếp hồ sơ ngăn nắp, lưu trữ và thực hiện hàng ngày ATVSLĐ theo tiêu chuẩn của “Chương trình 5S: Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc, Sẵn sàng”.
Cơ sở biên soạn từ Quy trình ATĐ 201, QĐ795/EVN-SPC quản lý thực hiện công tác ATVSLĐ, các hạng mục kiểm tra chấm điểm công tác ATVSLĐ (TT01) và quy định thưởng và kỷ luật của PCTG.

Phần 1: Nội dung kiểm tra:
I.     Làm việc tại Phòng KTKHVT hoặc Phòng Đội trưởng Đội VH:
*/ Đội trưởng, CBAT mang các hồ sơ phục vụ kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra phiếu công tác, phiếu thao tác, lệnh công tác (trong một tháng gần nhất):
- Kiểm tra sổ sinh hoạt AT hằng ngày, tuần, tháng:
- Kiểm tra các biên bản triển khai quy định, thông báo kỹ thuật an toàn, rút kinh nghiệm TNLĐ.
- Kiểm tra hồ sơ về việc theo dõi, kế hoạch tiến độ và thực hiện khắc phục vị trí nguy hiểm.
- Các loại sổ theo dõi và kiểm tra dụng cụ AT-ĐL-TC theo quy định.
- Kiểm tra năng lực và chế độ báo cáo của CBAT
II.  Làm việc tại Đội QLVHSCĐ:
*/ Kiểm tra các sổ cần phải niêm yết tại Đội gồm có:
- Sổ thống kê theo dõi và biện pháp an toàn từng vị trí nguy hiểm (Phải để tại Phòng của Đội cho công nhân và trưởng ca xem).
- Lưu trữ ngăn nắp các phiếu công tác, phiếu thao tác và lệnh công tác theo quy định. Giá để trang cụ có tên và vị trí để từng loại trang cụ.
- Sổ bàn giao ca trực vận hành (tại bàn trực ca). Treo biển ký hiện đơn vị công tác trên sơ đồ lưới điện.
- Kiểm tra sổ theo dõi, thực tế quản lý sử dụng trang cụ tại Đội và trang cụ cá nhân, hạn sử dụng và bảo quản…
- Kiểm tra miệng từ 1 đến 2 công nhân về những vấn đề liên quan văn bản, quy định gần nhất về KTAT và  4 điều cơ bản khi làm việc trên lưới điện.
- Kiểm tra khâu chuẩn bị của nhóm công tác trước khi ra hiện trường: Phiếu, lệnh… trang cụ an toàn sào, bộ tiếp đất, găng, còi, trang cụ cá nhân, hạn sử dụng, BHLĐ cá nhân.
III.        Tại hiện trường:
Kết hợp PGĐ, CBAT hoặc Đội QLVHSCĐ kiểm tra xác xuất từ 1 đến 2 vị trí tại hiện trường.

Phần 2- Hướng dẫn thực hiện và chi tiết kiểm tra ATVSLĐ.
I. Kiểm tra PCT, LCT, PTT:
1./ Kiểm tra PCT theo QTAT 1186:
Bao gồm:
-       Nội dung, địa điểm, biện pháp AT, mục cảnh báo 2.5 ghi trong PCT
-       Giấy đăng ký công tác cho công việc trong PCT. (Phải có)
-       Phương án thực hiện CV. (Phải có)
-       Biên bản khảo sát hiện trường.
         Tuy nhiên, phải có BBKSHT đối với công tác:
o   Công việc phức tạp như làm nhiều nhóm,
o   Làm việc trên đường dây dài từ 1km trở lên,
o   Công tác cắt điện từng phần,
o   Công tác cuốn chiếu,
o   Công tác có từ 7 CN trở lên phải phân công làm vài cụm công việc riêng biệt.
o   Công tác có kế hoạch.
-       Có ghi số phiếu vào sổ theo dõi PCT không.
-       Lưu ý: Công tác làm việc với máy cẩu và treo hạ MBA trên lưới điện, dựng trụ phải dùng PCT. Đối với ca trực phải dùng PCT khi giải quyết sự cố thiệt bị, lưới điện.
-       Ghi chú: có thể kiểm tra xác suất 10 phiếu để đánh giá, ký tên vào góc PCT đã kiểm tra)

2./ Kiểm tra LCT theo QTAT 1186:
Bao gồm:
-       Nội dung, địa điểm, biện pháp AT ghi trong LCT, chữ ký.
-       Ghi bổ sung trường hợp trưởng ca điện thoại nội dung làm thêm cho nhóm công tác; kiểm tra phần ghi bổ sung tại phần lưu LCT “Địa điểm công tác; Nội dung công tác khớp với nhóm công tác ghi trong LCT phần B tại hiện trường.”
-       Lưu ý:
o   LCT áp dụng đa số áp dụng cho ca trực VH.
o   LCT áp dụng công việc đơn giản mà Đội VH, Tổ VH nắm vững sơ đồ lưới và biện pháp AT.
o   LCT áp dụng cho công việc đối với điện kế thì phải kèm theo phương án thực hiện công việc.
-       Ghi chú: kiểm tra xác suất 10 LCT để đánh giá, ký tên vào góc LCT đã kiểm tra)

3./ Kiểm tra PTT:
Bao gồm:
-       Nội dung hoặc nhiệm vụ thao tác… theo PCT số mấy?
-       Chữ ký các chức danh hợp lý không?
-       Trình tự thao tác an toàn.
-       Tiếp đất cao hạ áp đúng đủ.
-       Đánh dấu X thực hiện xong.
-       Số PTT 01 phải trùng số PTT 02 của Điện lực.
-       Điều độ sẽ sử dụng mẫu 02 khi chỉ có một đơn vị thao tác. Số PTT phải trùng nhau.

II. Kiểm tra biên bản sinh hoạt:
1./ Sinh hoạt ngày và tuần của Tổ, Đội:
-       Đầy đủ BB sinh hoạt ngày và tuần.
-       Đúng nội dung sinh hoạt từng mục.
-       Nhắc nhở AT ngày trước nếu có.
-       Phổ biến biện pháp AT ngày làm việc đúng thực tế hoặc theo điều khoản QTAT liên quan công tác.
-       Đầy đủ chữ ký không? Nếu sót từ chữ ký 3 lần trở lên sẽ đề nghị cắt VH an toàn hoặc hình thức cao hơn.

2./ Sinh hoạt tháng của Đơn vị:
-    Kiểm tra đầy đủ và hợp lý. Có chữ ký lãnh đạo.
-    Có nhắc nhở những vấn đề kiến nghị AT của cấp trên trong tháng.

3./ Sinh hoạt văn bản pháp quy:
          -    Sinh hoạt đầy đủ và có biên bản, có chữ ký người tham gia, các văn bản về ATLĐ và văn bản liên quan như kiến nghị TT01, phòng chống bão lụt, hồ sơ về AT hành lang lưới điện cao áp…

III. Kiểm tra dụng cụ an toàn, đo lường, thi công:
          -    Còn hạn sử dụng.
          -    Tem mã hiệu đầy đủ.
          -    Bảo đảm dụng cụ sử dụng tốt.
          -    Sổ theo dõi cấp phát cập nhật đầy đủ.

IV. Hình thức đánh giá sau kiểm tra: (Đơn vị tự xét hoặc P. KTAT đề xuất)
          A./ Tùy mức độ vi phạm xét cá nhân, tập thể như sau:
          1./ Cắt 50% thưởng VHAT tháng
          2./ Cắt 100% thưởng VHAT 1 tháng
          3./ Cắt 100% thưởng VHAT 2 tháng.
          4./ Cắt thưởng VHAT một quý.
          5./ Xét lương HTNV tháng đối với cá nhân.
          6./ Lưu ý tùy mức độ vi phạm sẽ ảnh hưởng đến việc xét VHAT của Điện Lực hoặc áp dụng quy định 370/QĐ-ĐLTG về vi phạm về mặt thủ tục KTAT và theo quy định thưởng và kỷ luật về KTAT.

B./ Đánh giá các mức độ sai phạm như sau:
          1./ Đối với làm việc tại hiện trường:
- Làm việc không tiếp đất, lắp sai vị trí tiếp đất mất AT.
- Biện pháp AT không đầy đủ, không sử dụng găng tay theo quy định,
- Leo cao không cài quai nón,
- Không thử điện khi tiếp đất, Không treo biển báo,
- Người giám sát không có mặt tại hiện trường,
- Không nắm vững 4 điều cơ bản khi làm việc trên lưới điện.
- Việc sử dụng bảo quản dây AT và các quy định an tooàn lao động đã triển khai.

2./ Kiểm tra thực hiện các loại phiếu tại văn phòng:
- Vi phạm lập lại,
- Biện pháp an toàn không khớp giữa PCT, PTT và biên bản KSHT và phương án công việc.
- Cố ý vi phạm bôi xoá sửa lại hồ sơ kiểm tra hoặc cất giấu không mang ra kiểm tra.
- Phiếu công tác, phiếu thao tác không khớp.
- Có kế hoạch đã làm việc mà kiểm tra không có phiếu..

3./ Các hồ sơ an toàn không để tại ca trực và tại Đội theo hướng dẫn:
          - Xét vi phạm các nhân liên quan.

Ngày 11 tháng 08 năm 2014




  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.