Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

Cau hoi van dap TT01 2017 - Cau hoi va dap an

                Câu hỏi:    ATVSLĐ NĂM 2016            

                Câu 1: (Thông số I.2.4) Tại hiện trường làm việc ATVSV phải thực hiện nhiệm vụ của mình như thế nào?
                Trả lời:
         ATVSV cùng với người chỉ huy trực tiếp, người cho phép và công nhân trong đơn vị công tác cùng nhau kiểm tra, nhắc nhở thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn tại hiện trường làm việc.
     - Trong quá trình làm việc, ATVSV thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở công nhân được phân công trèo cao kiểm tra chất lượng trụ, móng trụ, vị trí nguy hiểm trên lưới điện và kiểm tra dây an toàn trước khi trèo trụ; nhắc nhở công nhân trong quá trình trèo trụ phải sử dụng dây an toàn phụ khi vượt qua chướng ngại vật, phải kiểm tra và thử điện tất cả các dây trên trụ trước khi trèo vượt qua vị trí phức tạp, trụ có nhiều dây branchement, dây thông tin,...
      - ATVSV khi kiểm tra phát hiện tại hiện trường làm việc những vị trí nguy hiểm trên lưới điện, phải ghi rõ vị trí trụ và những khiếm khuyết không bảo đảm kỹ thuật và an toàn, biện pháp cần xử lý khắc phục vào sổ tay để có ý kiến, kiến nghị trong các buổi sinh hoạt an toàn hàng ngày, hàng tuần của Tổ sản xuất.
         Câu 2: (Thông số I.4.6)  Nhiệm vụ của ATVSV khi tham gia kiểm điểm đánh giá công tác an toàn hàng tuần của Tổ sản xuất như thế nào?
          Trả lời:
       Hàng tuần, ATVSV tham gia cùng với Tổ sản xuất, kiểm điểm đánh giá công tác của tuần qua và kiến nghị với Tổ trưởng sản xuất những vấn đề sau:    
      - Những vị trí nguy hiểm trên lưới điện mới phát hiện hoặc chưa được thống kê, xử lý (nêu rõ vị trí trụ, tên tuyến và đặc điểm vị trí nguy hiểm).
     - Tổ chức sinh hoạt hàng ngày có đầy đủ và hiệu quả?
     - Cơ sở bố trí khối lượng công tác trong ngày không hợp lý dễ xảy ra tình trạng công nhân quá mệt mỏi do quá sức, nôn nóng muốn hoàn thành nhanh công việc dẫn đến động tác, thao tác không chính xác, làm ẩu dễ dẫn đến xảy ra tai nạn lao động.
     - Các vấn đề khác liên quan đến ATVSLĐ.
       Kết thúc sinh hoạt, ATVSV ký tên vào biên bản kiểm điểm, đánh giá hàng tuần của Tổ sản xuất.  
        Câu 3: (Thông số II.1.7) Anh chị hãy nêu kỹ thuật đặt caro để cầm máu vết thương?
Trả lời:
1. Nguyên tắc chung:
- Đặt nạn nhân đầu hơi thấp, kê cao chỗ bị thương.
- Cởi quần áo để lộ vết thương
- Dùng gạc phủ kín vết thương.
- Băng ép trên mặt gạc để cầm máu.
- Nếu tổn thương đứt động mạch hoặc tĩnh mạch thì phải đặt Ga rô.
2. Kỹ thuật đặt ga rô:
Một người chẹn phía trên đường đi của động mạch để cầm máu: Với chi trên chẹn nách hoặc khuỷu tay, nếu là chi dưới ta chẹn động mạch bẹn.
Người đặt ga rô cuốn một miếng gạc xung quanh chi, cách vết thương từ 3 - 4 cm sau đó cuốn chặt 3 vòng bằng dây cao su, tới vòng thứ 4 đặt phần dây còn lại vào vòng cuối để giữ ga rô: (cuốn vừa đủ đến khi dừng chảy máu là đạt)
Nếu không có dây cao su có thể dùng dây vải và que xoắn để ga rô như sau: Dùng dây vải băng 2 vòng lỏng rồi buộc thắt nút lại, dùng que xoắn nhiều vòng cho tới khi máu ngừng chảy rồi cố định que xoắn lên phía trên vết thương.
Phải có phiếu ga rô ghi rõ: Tên, tuổi, ngày giờ và vị trí đặt ga rô... đính phiếu ga rô vào người nạn nhân.
* Chú ý: Cứ 45 phút phải nới lỏng ga rô một lần.
Câu 4: (Thông số II.2.5) Anh chị hãy cho biết cách tách nạn nhân ra khỏi mạch điện?
Trả lời:
1. Trường hợp cắt được mạch điện: Tốt nhất là cắt bằng các thiết bị đóng cắt gần nhất như: Máy cắt, cầu dao, phích cắm, công tắc, cầu chì…Cần lưu ý:
+ Nếu mạch điện bị cắt là mạch cấp cho đèn chiếu sáng thì phải chuẩn bị ngay các nguồn chiếu sáng khác để thay thế khi trời tối.
+ Nếu người bị nạn ở trên cao thì phải chuẩn bị các phương tiện để đưa nạn nhân xuống hoặc hứng, đỡ khi nạn nhân có thể rơi xuống (trong trường hợp không có biện pháp nào khác).
2. Trường hợp không cắt được mạch điện bằng các thiết bị đóng cắt: Trong trường hợp này cần phân biệt người bị nạn do điện hạ áp hay điện cao áp để  áp dụng các phương pháp sau:
- Nếu là điện hạ áp: Người cứu phải đứng trên bàn, ghế hoặc tấm gỗ khô, đi giầy hoặc ủng cao su, đeo găng cao su rồi dùng tay kéo nạn nhân ra khỏi mạch điện. Nếu không có các phương tiện trên có thể dùng tay nắm phần quần áo khô của nạn nhân để kéo ra hoặc dùng gậy gỗ, tre khô gạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi mạch điện. Cũng có thể dùng kìm cách điện, búa, rìu có cán bằng gỗ khô để cắt đứt dây điện đang gây tai nạn.
Khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện không được trực tiếp chạm vào người nạn nhân để người cứu không bị điện giật.
- Nếu là mạch điện cao áp: Tốt nhất người cứu phải đi ủng và găng cách điện rồi dùng sào cách điện để gạt hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi mạch điện. Cũng có thể dùng sợi dây kim loại tiếp đất một đầu rồi tung đầu kia vào cả 3 pha làm ngắn mạch để đường dây bị cắt điện rồi tách nạn nhân ra khỏi mạch điện.
              Câu 5: (Thông số II.3.5) Anh (chị) hãy nêu trách nhiệm của người lao động trong việc quản lý và sử dụng dụng cụ an toàn?
 Trả lời:
     1. Nắm vững và chấp hành nghiêm túc các quy định, nội quy về quản lý, sử dụng, bảo quản các DCAT. Luôn có ý thức cất giữ, bảo quản, bảo trì theo hướng dẫn của Nhà sản xuất và của Đơn vị, phát hiện kịp thời các yếu tố không bình thường và báo cho người quản lý trực tiếp biết để xử lý.
     2. Khi làm mất hoặc làm hư hỏng DCAT mà không có lý do chính đáng thì phải bồi thường. Những DCAT hư hỏng hoặc thí nghiệm không đạt yêu cầu, phải kịp thời phản ánh với cấp quản lý để đổi lại.
      3. Mỗi lần thay đổi hoặc thuyên chuyển công tác, tất cả DCAT đã được cấp phát đều phải trả lại cho Đơn vị, Cơ sở quản lý.
      4. Trước khi sử dụng DCAT, phải luôn ý thức phát hiện kịp thời các yếu tố không an toàn để báo cho người quản lý trực tiếp biết xử lý. Phải kiểm tra lại chất lượng DCAT đề phòng những trường hợp hư hỏng bất ngờ, bao gồm: Kiểm tra xem xét bên ngoài, kiểm tra thời hạn cho phép sử dụng,…                 
               Câu 6: (Thông số II.4.6) Anh (Chị) hãy cho biết trước khi ra hiện trường làm việc Người chỉ huy trực tiếp sinh hoạt với nhân viên đơn vị công tác những nội dung cơ bản nào?
Trả lời:
1. Tập hợp tất cả công nhân trong đơn vị công tác, kiểm tra thẻ ATLĐ và số lượng đúng theo phiếu công tác; NCHTT phải xem xét tình trng sc khe, tâm lý ca tng công nhân để phân công công việc cho phù hợp.
2. Phổ biến phiếu công tác, lệnh công tác, phiếu thao tác và nêu tóm tắt nội dung các công việc và biện pháp thi công trong ngày: nhiệm vụ phải thực hiện, trình tự thực hiện công việc kể từ khi bắt đầu đến khi kết thúc bàn giao công việc, biện pháp kỹ thuật thi công, biện pháp tổ chức KTAT khi thi công.
3. Phổ biến cho toàn đơn vị công tác về nơi làm việc; biện pháp an toàn phải thực hiện để đảm bảo ATLĐ tại nơi làm việc như cắt điện; tiếp đất; đặt rào chắn và treo biển báo; phạm vi được phép làm việc và các cảnh báo, chỉ dẫn cần thiết (NCHTT tham khảo các nội dung này trong Biên bản khảo sát hiện trường, phiếu công tác, lệnh công tác).
4. NCHTT và nhân viên trong đơn vị công tác có nhiệm vụ kiểm tra công tác chuẩn bị trước khi ra hiện trường làm việc. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện có sai sót thì phải khắc phục ngay. Nội dung kiểm tra bao gồm:
a) Kiểm tra trang b phương tiện bảo vệ cá nhân của tng người: qun áo, giy, nón, dây da an toàn... . Nếu công nhân nào không t trang b đầy đủ thì không cho phép ra hin trường làm vic.
b) Kiểm tra dụng cụ an toàn: bút thử điện, sào thao tác, sào tiếp đất, dây tiếp đất, găng tay cách điện ... Kiểm tra dụng cụ và phương tiện thi công: puli, palan, kích, tifor, cóc kẹp dây, cáp thép, xe cẩu ...
c) Kiểm tra vật tư, phụ kiện mang theo... .
d) Kiểm tra thông tin liên lạc.
e) Kiểm tra việc bảo quản các phương tiện, dụng cụ khi di chuyển ngoài hiện trường như: găng tay cách đin phi bao che, sào cách đin phi có bao bên ngoài, bút th đin cao áp phi có hp hoặc bao đựng... .
Câu 7: (Thông số II.5.3.a) Anh chị hãy cho biết khi phát hiện cháy phải thực hiện theo tiêu lệnh gi?Chỗ thoát hiển ở đâu,  Dùng dụng cụ chữa cháy ở chỗ nào?
Trả lời:  (Sơ đồ PCCC thực tế tại Đơn vị kiểm tra).
      Câu 8: (Thông số II.5.3.b) Anh chị hãy cho biết cách  sử dụng bình chữa cháy CO2?
Trả lời:
          - Đọc kỷ hướng dẫn, nắm kỹ năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập đám cháy cho phù hợp.
          - Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.
         - Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục xuống chất lỏng.
          - Khi phun tùy vào đám cháy mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.
          -không nên sử dụng bình để dập đám cháy ngoài trời, nếu dùng khi phun phải chọn hướng gió.
          -Đề phòng phỏng lạnh, chỉ được cầm vào phần nhựa, cao su trên vòi và loa phun.
          - trước khi phun ở phòng kín, phải báo cho mọi người ra hết phòng, phải dự trù lối thoát ra sau khi phun.

Danh mục:

  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.