Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

Tieu chuan, chuc nang, nhiem vu nguoi la cong tac an toan - MS 1234



Quy định chức năng nhiệm vụ Kỹ sư, cán bộ an toàn của EVN SPC

KIỂM SOÁT SỬA ĐỔI:


Lần sửa đổi
Nội dung sửa đổi
(ghi rõ sửa tại trang nào của tài liệu)
Ngày hiệu lực
00
Ban hành lần 1
Thực hiện “Đề án củng cố công tác An toàn vệ sinh lao động trong Tổng công ty Điện lực miền Nam” được phê duyệt và ban hành theo Quyết định số 3297/QĐ-EVN SPC ngày 13/11/2015 của Chủ tịch Tổng công ty Điện lực miền Nam.
     /4/2016


CHỦ TRÌ SOẠN THẢO:

-       Ban An toàn - Tổng công ty Điện lực miền Nam.


THAM GIA XEM XÉT VÀ GÓP Ý KIẾN:

-       Ban Tổ chức và Nhân sự Tổng công ty Điện lực miền Nam

-       Các đơn vị thành viên Tổng công ty Điện lực miền Nam.

-       Các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Nam











CHỦ TRÌ SOẠN THẢO
XEM XÉT
PHÊ DUYỆT
TRƯỞNG BAN AN TOÀN
Dương Văn Vị
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Hồ Quang Ái
TỔNG GIÁM ĐỐC
Nguyễn Văn Hợp

I.          MỤC ĐÍCH

1.       Quy định thống nhất tổ chức bộ máy làm công tác an toàn trong Tổng công ty Điện lực miền Nam trên cơ sở cụ thể hóa các Quy chế của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các quy định của pháp luật có liên quan về công tác an toàn vệ sinh lao động.

2.       Kiện toàn bộ máy làm công tác an toàn, từng bước nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy làm công tác an toàn trong Tổng công ty Điện lực miền Nam.

II.       PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1.       Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định tiêu chuẩn các chức danh của người làm công tác an toàn; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phương thức hoạt động của bộ phận làm công tác an toàn ở các cấp trong Tổng công ty Điện lực miền Nam.

2.       Đối tượng áp dụng

a)       Các Ban chức năng và Văn phòng Tổng công ty Điện lực miền Nam có liên quan đến trách nhiệm đối với công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật, của Tập đoàn và của Tổng công ty.

b)      Các đơn vị trực thuộc và thành viên của Tổng công ty Điện lực miền Nam.

III.    TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.       Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động trong cơ sở lao động (gọi tắt là Thông tư 01).

2.       “Quy định Tiêu chuẩn viên chức chuyên môn, nghiệp vụ” được ban hành theo Quyết định số 636/QĐ-EVN ngày 24/10/2011 của Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (gọi tắt là Quyết định 636).

3.       “Quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty Điện lực/Điện lực cấp quận/huyện trong Tập đoàn Điện lực quốc gia Việt Nam” được ban hành theo Quyết định số 212/QĐ-EVN ngày 29/3/2013 của Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (gọi tắt là Quyết định 212).

4.       “Quy chế công tác quản lý an toàn trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam” được ban hành theo Quyết định số 606/QĐ-EVN ngày 05/9/2014 của Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (gọi tắt là Quy chế 606).

5.       “Đề án củng cố công tác An toàn vệ sinh lao động trong Tổng công ty Điện lực miền Nam” được phê duyệt và ban hành theo Quyết định số 3297/QĐ-EVN SPC ngày 13/11/2015 của Chủ tịch Tổng công ty Điện lực miền Nam (gọi tắt là Đề án 3297).

6.       “Mô hình tổ chức, định biên lao động gián tiếp đối với các Tổng công ty Điện lực, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia và các đơn vị trực thuộc Công ty mẹ - Tập đoàn” được phê duyệt và ban hành theo Quyết định số 220/QĐ-EVN ngày 30/11/2015 của Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (gọi tắt là Quyết định 220).

7.       “Thuật ngữ về An toàn vệ sinh lao động” do Cục An toàn lao động thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Viện Friendrich Ebert Stiftung (FES) - Cộng hòa Liên bang Đức soạn thảo (do Nhà xuất bản Lao động - Xã hội xuất bản năm 2007 theo Giấy phép xuất bản số : 156-2007/CXB/06-29/LĐXH).

IV.    ĐỊNH NGHĨA, THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT

1.       Bảo hộ lao động (BHLĐ) : Hệ thống các văn bản pháp luật và các biện pháp tương ứng về tổ chức, kinh tế-xã hội, kỹ thuật và vệ sinh học nhằm đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khoẻ và khả năng lao động của con người trong quá trình lao động.

2.       An toàn lao động (ATLĐ) : Tình trạng điều kiện lao động không gây ra sự nguy hiểm trong sản xuất.

3.       Vệ sinh lao động (VSLĐ) : Hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức, vệ sinh và kỹ thuật vệ sinh nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong lao động sản xuất đối với người lao động.

4.       Kỹ thuật an toàn (KTAT) : Hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức, kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động.

5.       Quản lý rủi ro : Là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, quản lý nhằm đảm bảo tất cả các rủi ro tiềm tàng phải được xác định, phân tích, đánh giá đối với tất cả các công trình, máy, thiết bị, quá trình công nghệ, dây chuyền sản xuất và trong tất cả các giai đoạn của hoạt động sản xuất.

6.       Ứng cứu khẩn cấp : Tổ chức, ứng phó các tình huống khẩn cấp như cứu nạn, cứu hộ, phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão, các tình huống thiên tai, môi trường theo quy định.

7.       Cán bộ an toàn (CBAT) chuyên trách : Người có trình độ chuyên môn thích hợp, am hiểu về công tác an toàn - vệ sinh lao động, được người sử dụng lao động trao cho những quyền hạn nhất định để đảm đương công tác an toàn - vệ sinh lao động ở cơ sở theo thời gian biểu do cơ sở quy định phù hợp với các quy định của pháp luật.

8.       Cán bộ an toàn (CBAT) bán chuyên trách : Người có trình độ chuyên môn nhất định, am hiểu về công tác an toàn - vệ sinh lao động, được người sử dụng lao động giao kiêm nhiệm thêm công tác an toàn - vệ sinh lao động ngoài nhiệm vụ chuyên môn đã đảm nhiệm hàng ngày.

9.       Kỹ sư an toàn : Người được đào tạo ở trình độ đại học có kiến thức cơ bản về kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động, có khả năng đảm nhiệm trong các hoạt động nhằm kiểm soát tình hình an toàn và vệ sinh lao động ở các doanh nghiệp.

10.  Hệ thống điện : gồm có nhà máy điện và lưới điện.

11.  Lưới điện : gồm có đường dây tải điện và trạm biến áp.

12.  Tổng công ty : Tổng công ty Điện lực miền Nam.

13.  Công ty Điện lực tỉnh/thành : Gồm các Công ty Điện lực trực thuộc và Công ty Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên (TNHH MTV) Điện lực Đồng Nai.

14.  Xí nghiệp điện cao thế : Xí nghiệp điện cao thế Đồng Nai thuộc Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai.

15.  Đơn vị : Các doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng công ty Điện lực miền Nam, bao gồm các Công ty Điện lực, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên (TNHH MTV) Điện lực Đồng Nai, Công ty Lưới điện cao thế miền Nam, Công ty Thí nghiệm điện miền Nam, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên (TNHH MTV) Tư vấn thiết kế điện miền Nam, Công ty Công nghệ thông tin Điện lực miền Nam, Ban Quản lý dự án Điện lực miền Nam và Cơ quan Tổng công ty Điện lực miền Nam.

16.  Cơ sở : Gồm các Điện lực, Chi nhánh điện cao thế, Xí nghiệp điện cao thế, Phân xưởng, Trung tâm, Đội hoặc tương đương trực thuộc đơn vị.

17.  ATVSLĐ : An toàn vệ sinh lao động.

18.  PCCC&CNCH : Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ.

19.  PCCC : Phòng cháy chữa cháy.

20.  PCCN : Phòng chống cháy nổ.

21.  PCTT&TKCN : Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

22.  PCLB : Phòng chống lụt bão.

23.  HLATLĐ : Hành lang an toàn lưới điện.

24.  HLATLĐCA : Hành lang an toàn lưới điện cao áp.

25.  TNLĐ : Tai nạn lao động.

V.       TRÁCH NHIỆM

1.       Ban An toàn Tổng công ty

Chịu trách nhiệm theo dõi, đốn đốc và kiểm tra việc thực hiện quy định này tại các đơn vị trực thuộc và đơn vị thành viên.

2.       Các đơn vị

Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện quy định này đến người công nhân lao động trực tiếp ở các Tổ sản xuất thuộc đơn vị mình.

VI.    NỘI DUNG CHÍNH

Chương I

TIÊU CHUẨN CÁC CHỨC DANH CỦA NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC AN TOÀN

Điều 1. Kỹ thuật viên an toàn

1.       Yêu cầu trình độ :

Có trình độ trung cấp kỹ thuật và qua lớp đào tạo về ATVSLĐ từ 03 tháng trở lên.

2.       Hiểu biết :

a)       Các văn bản, quy định pháp luật có liên quan đến lĩnh vực công tác đảm nhiệm;

b)      Các quy chế, quy định, nội quy về công tác an toàn, các quy trình kỹ thuật có liên quan đến lĩnh vực công tác.

3.       Làm được :

a)       Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật, các quy chế, quy định, nội quy về công tác ATVSLĐ của Nhà nước và của ngành điện;

b)      Kiểm tra an toàn trong quá trình vận hành máy, thiết bị điện và lưới điện;

c)       Phối hợp thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động và sự cố;

d)      Tổng hợp, phân tích tình hình thực hiện công tác an toàn trong đơn vị;

e)       Thực hiện các công việc khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Điều 2. Kỹ sư an toàn

1.       Yêu cầu trình độ :

a)       Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với lĩnh vực về ATLĐ trong ngành điện và qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về ATVSLĐ từ 06 tháng trở lên;

b)      Sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ ở trình độ : đọc, hiểu được tài liệu chuyên môn.

2.       Hiểu biết :

a)       Các văn bản, quy định pháp luật có liên quan đến lĩnh vực công tác đảm nhiệm;

b)      Các quy chế, quy định, nội quy về công tác an toàn, các quy trình kỹ thuật có liên quan đến công việc đang làm;

c)       Chủ trương, phương hướng phát triển kinh tế-kỹ thuật của Tổng công ty và đơn vị;

d)      Những kiến thức cơ bản về chuyên ngành ATVSLĐ, kiến thức về một số lĩnh vực kỹ thuật có liên quan;

e)       Nghiệp vụ quản lý về công tác an toàn;

f)        Các thông tin về sự phát triển khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước trong lĩnh vực ATLĐ.

3.       Làm được :

a)       Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện kế hoạch ATVSLĐ của đơn vị;

b)      Nghiên cứu xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung các tài liệu huấn luyện, tiêu chuẩn, quy trình, quy định về KTAT, ATLĐ phù hợp với tình hình sản xuất;

c)       Phối hợp với các bộ phận có liên quan thực hiện huấn luyện, sát hạch về ATLĐ cho người lao động;

d)      Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật, các quy chế, quy định, nội quy về công tác ATVSLĐ của Nhà nước và của ngành điện. Đề xuất các biện pháp xử lý khi có hiện tượng sai phạm;

e)       Kiểm tra an toàn trong quá trình vận hành máy, thiết bị điện và lưới điện;

f)        Tham gia đánh giá các phương án an toàn trong thi công công trình, lắp đặt, vận hành, bão dưỡng, sửa chữa thiết bị hoặc giám sát thực hiện các phương án an toàn;

g)       Tham gia điều tra, phân tích nguyên nhân TNLĐ, sự cố. Đề xuất biện pháp xử lý;

h)      Tổng hợp, phân tích tình hình thực hiện công tác an toàn trong đơn vị;

i)         Thực hiện các công việc khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Điều 3. Kỹ sư chính an toàn

1.       Yêu cầu trình độ :

a)       Đạt tiêu chuẩn chuyên môn kỹ thuật ở chức danh kỹ sư an toàn và có thời gian ở ngạch kỹ sư (ngạch lương) tối thiểu 6 năm;

b)      Qua lớp bồi dưỡng về quản lý doanh nghiệp và quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên chính;

c)       Sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ ở trình độ : đọc, nghe và giao tiếp được với người nước ngoài về lĩnh vực chuyên môn.

2.       Hiểu biết :

Ngoài những hiểu biết ở chức danh kỹ sư an toàn, còn phải đảm bảo thêm những yêu cầu sau :

a)       Chủ trương, phương hướng phát triển kinh tế-kỹ thuật của Tập đoàn Điện lực Việt Nam;

b)      Những kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành ATVSLĐ, kiến thức về một số lĩnh vực kỹ thuật có liên quan;

c)       Kiến thức cơ bản về lĩnh vực kinh tế và quản lý doanh nghiệp;

d)      Phương pháp tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác an toàn và nghiên cứu khoa học kỹ thuật thuộc chuyên ngành.

3.       Làm được :

Ngoài những việc làm được ở chức danh kỹ sư an toàn, còn phải đảm bảo thêm những yêu cầu sau :

a)       Xây dựng các phương án, đề xuất trang bị các phương tiện, dụng cụ, thiết bị ATLĐ, PCCN phù hợp với tình hình sản xuất và điều kiện thực tế;

b)      Tổ chức nghiên cứu, triển khai áp dụng và đánh giá hiệu quả áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực ATLĐ;

c)       Tổ chức điều tra, phân tích nguyên nhân TNLĐ, sự cố. Đề xuất biện pháp xử lý;

d)      Nghiên cứu xây dựng các quy chế, quy định quản lý, các quy trình chuyên môn về KTAT, ATLĐ thống nhất trong toàn ngành.

Điều 4. Kỹ sư cao cấp an toàn

1.       Yêu cầu trình độ :

a)       Đạt tiêu chuẩn chuyên môn kỹ thuật ở chức danh kỹ sư chính an toàn và có thời gian ở ngạch kỹ sư chính (ngạch lương) tối thiểu 9 năm;

b)      Qua lớp bồi dưỡng về quản lý doanh nghiệp và quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp;

c)       Có đề án sáng tạo hoặc công trình nghiên cứu được áp dụng trong thực tiễn;

d)      Sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ.

2.       Hiểu biết :

Ngoài những hiểu biết ở chức danh kỹ sư chính an toàn, còn phải đảm bảo thêm những yêu cầu sau :

a)       Chủ trương, phương hướng phát triển kinh tế-kỹ thuật của Nhà nước;

b)      Những kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành ATVSLĐ và kiến thức về một số chuyên ngành, lĩnh vực kỹ thuật có liên quan;

c)       Kiến thức kinh tế, chuyên sâu về nghiệp vụ quản lý kỹ thuật thuộc lĩnh vực ATLĐ;

d)      Tình hình kinh tế-xã hội và sự phát triển khoa học kỹ thuật chuyên ngành ATLĐ trong và ngoài nước;

e)       Phương pháp nghiên cứu khoa học và tổ chức, chỉ đạo ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn.

3.       Làm được :

Ngoài những việc làm được ở chức danh kỹ sư chính an toàn, còn phải đảm bảo thêm những yêu cầu sau :

a)       Chủ trì thiết kế hệ thống đảm bảo an toàn cho thiết bị, công trình lớn và quan trọng;

b)      Chủ trì điều tra các vụ TNLĐ, sự cố nghiêm trọng, phức tạp. Tổ chức phối hợp với các cơ quan chức năng phân tích tìm nguyên nhân và đề xuất biện pháp xử lý.

Chương II

TỔ CHỨC BỘ MÁY LÀM CÔNG TÁC AN TOÀN TRONG

TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM

Điêu 5. Tổng công ty

1.       Tổng công ty có “Ban An toàn” do Tổng Giám đốc Tổng công ty ra quyết định thành lập và chịu trách nhiệm trên cơ sở đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Nhà nư­ớc về công tác ATVSLĐ.

2.       Cơ quan Tổng công ty phải bố trí 1 CBAT chuyên trách hoặc bán chuyên trách do Thủ trưởng Cơ quan Tổng công ty ra quyết định công nhận.

Điêu 6. Công ty Điện lực tỉnh/thành

1.       Mỗi Công ty Điện lực tỉnh/thành có “Phòng An toàn” do Tổng Giám đốc Tổng công ty ra quyết định thành lập; Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm về tổ chức nhân sự trên cơ sở đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Nhà nư­ớc về công tác ATVSLĐ.

2.       Mỗi Điện lực huyện/quận phải bố trí ít nhất 1 Kỹ sư an toàn chuyên trách do Giám đốc Công ty Điện lực tỉnh/thành ra quyết định công nhận và chịu trách nhiệm trên cơ sở đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Nhà nư­ớc về công tác ATVSLĐ.

3.       Xí nghiệp điện cao thế Đồng Nai phải bố trí ít nhất 1 Kỹ sư an toàn chuyên trách do Giám đốc Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai ra quyết định công nhận và chịu trách nhiệm trên cơ sở đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Nhà nư­ớc về công tác ATVSLĐ.

4.       Các Phân xưởng, Đội hoặc tương đương trực thuộc Công  ty phải bố trí ít nhất 1 CBAT chuyên trách hoặc bán chuyên trách do Giám đốc Công ty Điện lực tỉnh/thành ra quyết định công nhận và chịu trách nhiệm trên cơ sở đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Nhà nư­ớc về công tác ATVSLĐ.

5.       Cơ quan Công ty phải bố trí 1 CBAT chuyên trách hoặc bán chuyên trách do Giám đốc Công ty ra quyết định công nhận.

Điêu 7. Công ty Lưới điện cao thề miền Nam

1.       Công ty Lưới điện cao thế miền Nam có “Phòng An toàn” do Tổng Giám đốc Tổng công ty ra quyết định thành lập; Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm về tổ chức nhân sự trên cơ sở đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Nhà nư­ớc về công tác ATVSLĐ.

2.       Mỗi Chi nhánh điện cao thế phải bố trí ít nhất 1 Kỹ sư an toàn chuyên trách do Giám đốc Công ty Lưới điện cao thế miền Nam ra quyết định công nhận và chịu trách nhiệm trên cơ sở đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Nhà nư­ớc về công tác ATVSLĐ.

3.       Cơ quan Công ty phải bố trí 1 CBAT chuyên trách hoặc bán chuyên trách do Giám đốc Công ty ra quyết định công nhận.

Điêu 8. Công ty Thí nghiệm điện miền Nam

1.       Công ty Thí nghiệm điện miền Nam có “Phòng An toàn” do Tổng Giám đốc Tổng công ty ra quyết định thành lập; Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm về tổ chức nhân sự trên cơ sở đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Nhà nư­ớc về công tác ATVSLĐ.

2.       Mỗi Trung tâm Thí nghiệm điện tỉnh/thành phải bố trí ít nhất 1 CBAT chuyên trách hoặc bán chuyên trách do Giám đốc Công ty Thí nghiệm điện miền Nam ra quyết định công nhận và chịu trách nhiệm trên cơ sở đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Nhà nư­ớc về công tác ATVSLĐ.

3.       Cơ quan Công ty phải bố trí 1 CBAT chuyên trách hoặc bán chuyên trách do Giám đốc Công ty ra quyết định công nhận.

Điêu 9. Các đơn vị khác

Công ty TNHH MTV Tư vấn thiết kế điện miền Nam, Công ty Công nghệ thông tin Điện lực miền Nam, Ban Quản lý dự án Điện lực miền Nam, mỗi đơn vị phải có ít nhất 1 CBAT chuyên trách hoặc bán chuyên trách do Giám đốc đơn vị ra quyết định công nhận và chịu trách nhiệm trên cơ sở đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Nhà nư­ớc về công tác ATVSLĐ.

Chương III

CHỨC NĂNG, NHIỆM VU, QUYỀN HẠN VÀ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY LÀM CÔNG TÁC AN TOÀN

Mục 1

BAN AN TOÀN TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM

Điều 10. Chức năng

Tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty Điện lực miền Nam trong việc chỉ đạo, điều hành, quản lý công tác an toàn lao động; phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp; phòng cháy chữa cháy của Tổng công ty Điện lực miền Nam.

Điều 11. Nhiệm vụ

1.       An toàn lao động :

a)       Phổ biến và hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ, quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy chế, quy trình về ATLĐ của Nhà nước, của ngành;

b)      Xây dựng các quy chế quản lý, quy định về ATLĐ. Biên soạn và ban hành các tiêu chuẩn mẫu, quy trình mẫu, quy trình nguyên tắc về ATLĐ;

c)       Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác ATLĐ dài hạn và hàng năm cho toàn Tổng công ty;

d)      Tổ chức bồi huấn, sát hạch định kỳ về ATLĐ cho Người làm công tác quản lý; CBAT chuyên trách, bán chuyên trách; Người làm công tác quản lý kiêm phụ trách công tác an toàn của các đơn vị thành viên và trực thuộc Tổng công ty;

e)       Theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác ATLĐ của các đơn vị thành viên và trực thuộc Tổng công ty;

f)        Đề xuất với lãnh đạo Tổng công ty những biện pháp khắc phục các tồn tại về ATLĐ;

g)       Thống kê, báo cáo các vụ tai nạn lao động theo đúng quy định của Nhà nước và Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Phân tích nguyên nhân các vụ TNLĐ đã xảy ra và đề xuất các giải pháp ngăn ngừa TNLĐ trong toàn Tổng công ty;

h)      Áp dụng công nghệ thông tin và tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý công tác an toàn, đề xuất trang bị phương tiện và dụng cụ an toàn mới để cải thiện điều làm việc và nâng cao năng suất lao động, ...;

i)         Thực hiện việc báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác ATLĐ của Tổng công ty;

j)         Định kỳ sơ kết (6 tháng), tổng kết (năm) để kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện công tác ATLĐ trong toàn Tổng công ty.

2.       Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn :

a)       Xây dựng kế hoạch PCTT&TKCN hàng năm cho toàn Tổng công ty;

b)      Xây dựng các quy định, văn bản chỉ đạo về công tác PCTT&TKCN trong toàn Tổng công ty;

c)       Hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp theo quy định của pháp luật đối với từng lĩnh vực cụ thể và phải phù hợp với hệ thống ứng cứu khẩn cấp Quốc gia;

d)      Đề xuất các giải pháp kỹ thuật cho kết cấu lưới điện ở những vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai cao;

e)       Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện các biện pháp chuẩn bị ứng phó khi có thiên tai xảy ra;

f)        Theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác PCTT&TKCN của các đơn vị thành viên và trực thuộc Tổng công ty;

g)       Quyết định các biện pháp cấp bách, huy động các nguồn lực ứng phó và khắc phục hậu quả khi xảy ra thiên tai vượt quá khả năng xử lý của cấp khu vực;

h)      Định kỳ sơ kết (6 tháng), tổng kết (năm) để đánh giá, rút kinh nghiệm công tác này trong toàn Tổng công ty.

3.       Bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp :

a)       Xây dựng chương trình công tác bảo vệ HLATLĐCA trong toàn Tổng công ty;

b)      Xây dựng các quy định, văn bản chỉ đạo về công tác bảo vệ HLATLĐCA trong toàn Tổng công ty;

c)       Hướng dẫn thực hiện công tác tuyên truyền an toàn điện, các biện pháp ngăn ngừa tai nạn điện và sự cố lưới điện do vi phạm HLATLĐCA;

d)      Đề xuất các giải pháp kỹ thuật ngăn ngừa vi phạm HLATLĐCA gây sự cố lưới điện và tai nạn điện do;

e)       Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện công tác bảo vệ HLATLĐCA tại các Công ty Điện lực và Công ty Lưới điện cao thế miền Nam;

f)        Định kỳ sơ kết (6 tháng), tổng kết (năm) để kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện trong toàn Tổng công ty.

4.       Phòng cháy chữa cháy :

a)       Xây dựng kế hoạch công tác PCCC hàng năm trong toàn Tổng công ty;

b)      Xây dựng các quy chế quản lý, các quy định, văn bản chỉ đạo về công tác PCCC trong toàn Tổng công ty;

c)       Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện công tác PCCC tại các đơn vị thành viên và trực thuộc Tổng công ty;

d)      Nghiên cứu, phổ biến các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong PCCC;

e)       Định kỳ sơ kết (6 tháng), tổng kết (năm) để kiểm điểm, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện công tác này trong toàn Tổng công ty.

Điều 12. Quyền hạn

1.       Khi phát hiện các vi phạm hoặc các nguy cơ gây ra sự cố, TNLĐ trong phạm vi quản lý của Tổng công ty, có quyền ra lệnh tạm thời đình chỉ công việc trong trường hợp khẩn cấp hoặc yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc để thi hành các biện pháp cần thiết bảo đảm an toàn đồng thời phải báo cáo lãnh đạo đơn vị về tình trạng này và lập biên bản theo các quy định về kiểm tra, xử lý vi phạm;

2.       Đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không bảo đảm an toàn hoặc đã hết hạn kiểm định, sử dụng trong phạm vi quản lý của Tổng công ty;

3.       Tham gia điều tra các vụ TNLĐ, sự cố theo quy định pháp luật, của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng công ty;

4.       Kiểm tra kiến thức, quy trình, quy định về an toàn đối với cán bộ, công nhân trong phạm vi Tổng công ty. Trong trường hợp đặc biệt, có quyền kiến nghị với lãnh đạo Tổng công ty, đơn vị chuyển khỏi cương vị công tác đối với những người thiếu trách nhiệm và không đủ trình độ đảm nhiệm công việc được giao;

5.       Tổng hợp, đề xuất với lãnh đạo Tổng công ty giải quyết các kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra, của các đơn vị cấp dưới hoặc của người lao động;

6.       Tham gia, đề xuất với lãnh đạo Tổng công ty khen thưởng các tập thể, cá nhân làm tốt về công tác an toàn; đề xuất hình thức kỷ luật các cá nhân vi phạm quy trình, quy định về an toàn;

7.       Tham gia thẩm định, nghiệm thu các công trình điện mới, các sản phẩm mới, các công trình khôi phục, cải tạo;

8.       Tham gia các Hội đồng thi, kiểm tra có liên quan đến công tác an toàn.


Mục 2

PHÒNG AN TOÀN CÔNG TY ĐIỆN LỰC TỈNH/THÀNH

Điều 13. Chức năng

Tham mưu cho lãnh đạo Công ty Điện lực trong việc tổ chức quản lý và thực hiện công tác an toàn lao động; phòng chống cháy nổ; phòng chống lụt bão; bảo vệ hành lang an toàn lưới điện thuộc phạm vi Công ty quản lý.

Điều 14. Nhiệm vụ

1.       An toàn lao động :

a)       Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Tổng công ty về công tác ATLĐ;

b)      Lập và thực hiện kế hoạch ATVSLĐ hàng năm (theo Thông tư 01) của Công ty. Duyệt kế hoạch ATVSLĐ hàng năm (theo Thông tư 01) của các cơ sở;

c)       Trên cơ sở những tiêu chuẩn mẫu, quy trình mẫu, quy trình nguyên tắc của Tổng công ty xây dựng thành những quy trình, quy định cụ thể về ATLĐ cho từng ngành nghề, từng loại máy, thiết bị, dụng cụ và phương tiện làm việc;

d)      Xây dựng nội dung đánh giá rủi ro;

e)       Xây dựng tài liệu, giáo án và tổ chức huấn luyện định kỳ 01 năm một lần về ATLĐ cho các đối tượng là công nhân, kỹ thuật viên, kỹ sư trực tiếp sản xuất; các đối tượng là người quản lý, điều hành trực tiếp các công trường, phân xưởng, đội (bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc); Phối hợp với các đơn vị có chức năng tổ chức huấn luyện định kỳ 02 năm một lần về ATVSLĐ cho các đối tượng là Người làm công tác quản lý của đơn vị mình;

f)        Tham gia mua sắm, cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân, dụng cụ an toàn cho người lao động của đơn vị;

g)       Tổ chức khám nghiệm định kỳ và xin cấp (gia hạn) giấy phép sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ;

h)      Tổ chức kiểm tra ATLĐ tại hiện trường làm việc của người lao động, công tác quản lý về ATLĐ của các cơ sở;

i)         Đề xuất với lãnh đạo Công ty những biện pháp khắc phục các tồn tại về ATLĐ;

j)         Khai báo nhanh và báo cáo định kỳ tất cả các vụ TNLĐ xảy ra cho người lao động thuộc đơn vị mình với Tổng công ty và các cơ quan chức năng của địa phương;

k)      Tổ chức điều tra và lập biên bản đối với các vụ TNLĐ nặng và nhẹ xảy ra cho người lao động thuộc đơn vị mình;

l)         Thực hiện việc báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác ATLĐ của Công ty theo quy định;

m)    Định kỳ sơ kết (6 tháng), tổng kết (năm) để kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện công tác ATLĐ trong toàn Công ty.

2.       Phòng chống cháy nổ :

a)       Xây dựng kế hoạch công tác PCCN hàng năm trong toàn Công ty;

b)      Xây dựng và triển khai thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp về PCCN và các yêu cầu về đảm bảo an toàn PCCN theo quy định của pháp luật;

c)       Đề xuất trang bị các thiết bị, phương tiện PCCC;

d)      Theo dõi, giám sát việc thực hiện các quy định về thiết kế và thẩm duyệt về PCCN cho các công trình điện và kiến trúc;

e)       Tổ chức kiểm tra các điều kiện an toàn về PCCN tại các cơ sở và tổ chức khắp phục các thiếu sót về PCCC theo kiến nghị của đoàn kiểm tra các cấp;

f)        Thống kê, báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện công tác PCCN của Công ty theo quy định;

g)       Thông báo cho cơ quan Cảnh sát PCCC địa phương những thay đổi về công năng của các công trình kiến trúc, những thay đổi về công nghệ của các công trình điện có liên quan đến đảm bảo an toàn PCCN thuộc phạm vi quản lý;

h)      Định kỳ sơ kết (6 tháng), tổng kết (năm) để kiểm điểm, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện công tác PCCN trong toàn Công ty.

3.       Phòng chống lụt bão :

a)       Hàng năm, xây dựng và triển khai thực hiện công tác PCLB theo kế hoạch của Tổng công ty;

b)      Hướng dẫn xây dựng và xem xét trình lãnh đạo Công ty phê duyệt kế hoạch ứng cứu khẩn cấp, phương án PCLB của các cơ sở;

c)       Xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp và tham gia cùng địa phương thực hiện công tác PCLB trên địa bàn quản lý;

d)      Tổ chức tuyên truyền, cảnh báo về an toàn điện cho nhân dân trong mùa mưa bão;

e)       Tổ chức diễn tập phương án PCLB trên quy mô rộng (phối hợp nhiều đơn vị trực thuộc) và cấp khu vực;

f)        Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện công tác PCLB theo kế hoạch đã đề ra tại các cơ sở;

g)       Quyết định các biện pháp cấp bách, huy động các nguồn lực ứng phó và khắc phục hậu quả khi xảy ra thiên tai trong phạm vi quản lý;

h)      Báo cáo kịp thời những diễn biến và quá trình khắc phục khi có thiên tai xảy ra với cấp trên;

i)         Chủ động cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về ảnh hưởng của thiên tai đến cung cấp điện, quá trình khắc phục để cung cấp điện trở lại tại các khu vực bị thiên tai cho các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan thông tin đại chúng;

j)         Định kỳ sơ kết (6 tháng), tổng kết (năm) để đánh giá, rút kinh nghiệm công tác PCLB trong toàn Công ty và cấp khu vực.

4.       Bảo vệ hành lang an toàn lưới điện :

a)       Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hàng năm về bảo vệ HLATLĐ và tuyên truyền an toàn điện;

b)      Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện công tác bảo vệ HLATLĐ và tuyên truyền an toàn điện tại các Điện lực quận/huyện;

c)       Xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp với các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể và báo đài địa phương trong việc thực hiện công tác bảo vệ HLATLĐ và tuyên truyền an toàn điện;

d)      Thống kê, báo cáo tình hình tai nạn điện xảy ra cho người dân và các vụ vi phạm HLATLĐCA cho Sở Công thương tỉnh (thành phố) và Tổng công ty theo quy định;

e)       Định kỳ sơ kết (6 tháng), tổng kết (năm) để kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện trong toàn Công ty.

Điều 15. Quyền hạn

1.       Khi phát hiện các vi phạm hoặc các nguy cơ gây ra sự cố, TNLĐ trong phạm vi quản lý của Công ty, có quyền ra lệnh tạm thời đình chỉ công việc trong trường hợp khẩn cấp hoặc yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc để thi hành các biện pháp cần thiết bảo đảm an toàn đồng thời phải báo cáo lãnh đạo cơ sở về tình trạng này và lập biên bản theo các quy định về kiểm tra, xử lý vi phạm;

2.       Đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không bảo đảm an toàn hoặc đã hết hạn kiểm định, sử dụng trong phạm vi quản lý của Công ty;

3.       Tham gia điều tra sự cố lưới điện theo quy định Tổng công ty;

4.       Kiểm tra kiến thức, quy trình, quy định về an toàn đối với cán bộ, công nhân trong phạm vi Công ty. Trong trường hợp đặc biệt, có quyền kiến nghị với lãnh đạo Công ty, cơ sở chuyển khỏi cương vị công tác đối với những người thiếu trách nhiệm và không đủ trình độ đảm nhiệm công việc được giao;

5.       Tổng hợp, đề xuất với lãnh đạo Công ty giải quyết các kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra, của các đơn vị cấp dưới hoặc của người lao động;

6.       Tham gia, đề xuất với lãnh đạo Công ty khen thưởng các tập thể, cá nhân làm tốt về công tác an toàn; đề xuất hình thức kỷ luật các cá nhân vi phạm quy trình, quy định về an toàn;

7.       Báo cáo vượt cấp lên cấp trên khi lãnh đạo đơn vị không xử lý các hiện tượng mất an toàn, cố ý sai phạm, cố tình che giấu các vụ việc đã xảy ra;

8.       Tham gia thẩm định, nghiệm thu các công trình điện mới, các sản phẩm mới, các công trình khôi phục, cải tạo;

9.       Tham gia các Hội đồng thi, kiểm tra có liên quan đến công tác an toàn.


Mục 3

KỸ SƯ AN TOÀN ĐIỆN LỰC QUẬN/HUYỆN

Điều 16. Chức năng

Tham mưu cho lãnh đạo Điện lực quận/huyện trong việc tổ chức thực hiện công tác an toàn lao động; phòng chống cháy nổ; phòng chống lụt bão; bảo vệ hành lang an toàn lưới điện thuộc phạm vi Điện lực quản lý.

Điều 17. Nhiệm vụ

1.       An toàn lao động :

a)       Tổ chức lập và thực hiện kế hoạch ATVSLĐ hàng năm đã được duyệt (theo Thông tư 01);

b)      Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phòng chống TNLĐ ;

c)       Xây dựng phương án cấp cứu các loại TNLĐ;

d)      Tổ chức huấn luyện lần đầu (3 bước) cho các đối tượng là công nhân, kỹ thuật viên, kỹ sư trực tiếp sản xuất (bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc);

e)       Tổ chức quản lý, thử nghiệm định kỳ dụng cụ an toàn;

f)        Thực hiện các biện pháp đảm bảo ATLĐ;

g)       Tổ chức kiểm tra ATLĐ tại hiện trường làm việc của người lao động thuộc Điện lực;

h)      Khai báo nhanh tất cả các vụ TNLĐ xảy ra cho người lao động thuộc Điện lực với cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp;

i)         Thực hiện việc báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác ATLĐ của Điện lực theo quy định;

j)         Định kỳ 1 tháng/lần tổ chức kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện công tác ATLĐ của Điện lực.

2.       Phòng chống cháy nổ :

a)       Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp về PCCN và các yêu cầu về đảm bảo an toàn PCCN theo quy định của Công ty và Tổng công ty;

b)      Tổ chức tự kiểm tra các điều kiện an toàn về PCCN và khắc phục các thiếu sót về PCCC theo kiến nghị của đoàn kiểm tra các cấp;

c)       Thống kê, báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện công tác PCCN của Điện lực theo quy định;

d)      Định kỳ sơ kết (6 tháng), tổng kết (năm) để kiểm điểm, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện công tác PCCN của Điện lực.

3.       Phòng chống lụt bão :

a)       Hàng năm, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch công tác PCLB theo chỉ đạo của cấp trên;

b)      Xây dựng và trình phê duyệt phương án PCLB của Điện lực và tổ chức thực hiện;

c)       Tổ chức tuyên truyền, cảnh báo về an toàn điện cho nhân dân trong mùa mưa bão;

d)      Tổ chức diễn tập phương án PCLB trong phạm vi quản lý;

e)       Tổ chức lực lượng xung kích, ứng trực trong mùa mưa bão.

f)        Tổ chức ứng phó và khắc phục hậu quả khi xảy ra thiên tai trong phạm vi quản lý;

g)       Báo cáo kịp thời những diễn biến và quá trình khắc phục khi có thiên tai xảy ra với cấp trên;

h)      Chủ động cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về ảnh hưởng của thiên tai đến cung cấp điện, quá trình khắc phục để cung cấp điện trở lại tại các khu vực bị thiên tai cho chính quyền địa phương và cơ quan thông tin đại chúng;

i)         Định kỳ sơ kết (6 tháng), tổng kết (năm) để đánh giá, rút kinh nghiệm công tác PCLB của Điện lực.

4.       Bảo vệ hành lang an toàn lưới điện :

a)       Thực hiện chương trình, kế hoạch công tác bảo vệ HLATLĐ hàng năm theo chỉ đạo của Công ty và Tổng công ty;

b)      Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện những quy định pháp luật về bảo vệ HLATLĐCA và an toàn điện;

c)       Thực hiện các giải pháp giảm sự cố và ngăn chặn tai nạn điện do vi phạm HLATLĐ;

d)      Tổ chức kiểm tra và phối hợp với chính quyền địa phương ngăn chặn và xử lý vi phạm HLATLĐCA;

e)       Thống kê, báo cáo tình hình tai nạn điện xảy ra cho người dân và các vụ vi phạm HLATLĐCA cho Công ty theo quy định;

f)        Định kỳ sơ kết (6 tháng), tổng kết (năm) để kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện công tác này của Điện lực.

Điều 18. Quyền hạn

1.       Khi phát hiện các vi phạm hoặc các nguy cơ gây ra sự cố, TNLĐ trong phạm vi quản lý của Điện lực, có quyền ra lệnh tạm thời đình chỉ công việc trong trường hợp khẩn cấp hoặc yêu cầu người phụ trách Đội/Tổ sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc để thi hành các biện pháp cần thiết bảo đảm an toàn đồng thời phải báo cáo lãnh đạo Điện lực về tình trạng này và lập biên bản theo các quy định về kiểm tra, xử lý vi phạm;

2.       Đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không bảo đảm an toàn hoặc đã hết hạn kiểm định, sử dụng trong phạm vi quản lý của Điện lực;

3.       Tham gia điều tra sự cố theo quy định của Công ty;

4.       Kiểm tra kiến thức, quy trình, quy định về an toàn đối với cán bộ, công nhân trong phạm vi của Điện lực. Trong trường hợp đặc biệt, có quyền kiến nghị với lãnh đạo Điện lực chuyển khỏi cương vị công tác đối với những người thiếu trách nhiệm và không đủ trình độ đảm nhiệm công việc được giao;

5.       Tổng hợp, đề xuất với lãnh đạo Điện lực giải quyết các kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra hoặc của người lao động;

6.       Tham gia, đề xuất với lãnh đạo Điện lực khen thưởng các tập thể, cá nhân làm tốt về công tác an toàn; đề xuất hình thức kỷ luật các cá nhân vi phạm quy trình, quy định về an toàn;

7.       Báo cáo vượt cấp lên cấp trên khi lãnh đạo Điện lực không xử lý các hiện tượng mất an toàn, cố ý sai phạm, cố tình che giấu các vụ việc đã xảy ra;

8.       Tham gia nghiệm thu các công trình điện mới, các sản phẩm mới, các công trình khôi phục, cải tạo.

Điều 19. Phương thức hoạt động

1.       Kỹ sư an toàn Điện lực quận/huyện do Phó Giám đốc kỹ thuật Điện lực quận/huyện trực tiếp quản lý, chỉ đạo và giao nhiệm vụ;

2.       Kỹ sư an toàn Điện lực quận/huyện trực tiếp báo cáo kết quả công tác với Phó Giám đốc kỹ thuật Điện lực quận/huyện;

3.       Kỹ sư an toàn Điện lực quận/huyện do Phó Giám đốc kỹ thuật Điện lực quận/huyện trực tiếp kiểm điểm công tác, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ cũng như xét thưởng, kỷ luật, nâng lương và các quyền lợi khác;

4.       Kỹ sư an toàn Điện lực quận/huyện sinh hoạt ghép với Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật Điện lực quận/huyện về thủ tục hành chính, phong trào và đoàn thể.


Mục 4

PHÒNG AN TOÀN CÔNG TY LƯỚI ĐIỆN CAO THẾ MIỀN NAM

Điều 20. Chức năng

Tham mưu cho lãnh đạo Công ty Lưới điện cao thế miền Nam trong việc tổ chức quản lý và thực hiện công tác an toàn lao động; phòng chống cháy nổ; phòng chống lụt bão; bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp thuộc phạm vi Công ty quản lý.

Điều 21. Nhiệm vụ

1.       An toàn lao động :

a)       Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Tổng công ty về công tác ATLĐ;

b)      Lập và thực hiện kế hoạch ATVSLĐ hàng năm của Công ty (theo Thông tư 01). Duyệt kế hoạch ATVSLĐ hàng năm (theo Thông tư 01) của các Chi nhánh điện cao thế;

c)       Trên cơ sở những tiêu chuẩn mẫu, quy trình mẫu, quy trình nguyên tắc của Tổng công ty xây dựng thành những quy trình, quy định cụ thể về ATLĐ cho từng ngành nghề, từng loại máy, thiết bị, dụng cụ và phương tiện làm việc;

d)      Xây dựng nội dung đánh giá rủi ro;

e)       Xây dựng tài liệu, giáo án và tổ chức huấn luyện định kỳ 01 năm một lần về ATLĐ cho các đối tượng là công nhân, kỹ thuật viên, kỹ sư trực tiếp sản xuất; các đối tượng là người quản lý, điều hành trực tiếp các công trường, phân xưởng, đội, trạm biến áp (bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc); Phối hợp với các đơn vị có chức năng tổ chức huấn luyện định kỳ 02 năm một lần về ATVSLĐ cho các đối tượng là Người làm công tác quản lý của đơn vị mình;

f)        Tham gia mua sắm, cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân, dụng cụ an toàn cho người lao động của Công ty;

g)       Tổ chức khám nghiệm định kỳ và xin cấp (gia hạn) giấy phép sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ;

h)      Tổ chức kiểm tra ATLĐ tại hiện trường làm việc của người lao động, công tác quản lý về ATLĐ của các Chi nhánh điện cao thế;

i)         Đề xuất với lãnh đạo Công ty những biện pháp khắc phục các tồn tại về ATLĐ;

j)         Khai báo nhanh và báo cáo định kỳ tất cả các vụ TNLĐ xảy ra cho người lao động thuộc đơn vị mình với Tổng công ty và các cơ quan chức năng của địa phương;

k)      Tổ chức điều tra và lập biên bản đối với các vụ TNLĐ nặng và nhẹ xảy ra cho người lao động thuộc đơn vị mình;

l)         Thực hiện việc báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác ATLĐ của Công ty theo quy định;

m)    Định kỳ sơ kết (6 tháng), tổng kết (năm) để kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện công tác ATLĐ trong toàn Công ty.

2.       Phòng chống cháy nổ :

a)       Xây dựng kế hoạch công tác PCCN hàng năm trong toàn Công ty;

b)      Xây dựng và triển khai thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp về PCCN và các yêu cầu về đảm bảo an toàn PCCN theo quy định của pháp luật;

c)       Đề xuất trang bị các thiết bị, phương tiện PCCC;

d)      Theo dõi, giám sát việc thực hiện các quy định về thiết kế và thẩm duyệt về PCCN cho các công trình điện và kiến trúc;

e)       Tổ chức kiểm tra các điều kiện an toàn về PCCN tại các Chi nhánh điện cao thế và tổ chức khắp phục các thiếu sót về PCCC theo kiến nghị của đoàn kiểm tra các cấp;

f)        Thống kê, báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện công tác PCCN của Công ty theo quy định;

g)       Định kỳ sơ kết (6 tháng), tổng kết (năm) để kiểm điểm, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện công tác PCCN trong toàn Công ty.

3.       Phòng chống lụt bão :

a)       Hàng năm, xây dựng và triển khai thực hiện công tác PCLB theo kế hoạch của Tổng công ty;

b)      Hướng dẫn xây dựng và xem xét trình lãnh đạo Công ty phê duyệt kế hoạch ứng cứu khẩn cấp, phương án PCLB của các Chi nhánh điện cao thế;

c)       Hướng dẫn các Chi nhánh điện cao thế thực hiện tuyên truyền, cảnh báo về an toàn điện cho nhân dân trong mùa mưa bão;

d)      Tổ chức diễn tập phương án PCLB trên quy mô rộng (phối hợp nhiều đơn vị trực thuộc) và cấp khu vực;

e)       Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện công tác PCLB theo kế hoạch đã đề ra tại các Chi nhánh điện cao thế;

f)        Quyết định các biện pháp cấp bách, huy động các nguồn lực ứng phó và khắc phục hậu quả khi xảy ra thiên tai trong phạm vi quản lý;

g)       Báo cáo kịp thời những diễn biến và quá trình khắc phục khi có thiên tai xảy ra với cấp trên;

h)      Chủ động cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về ảnh hưởng của thiên tai đến cung cấp điện, quá trình khắc phục để cung cấp điện trở lại tại các khu vực bị thiên tai cho các cơ quan thông tin đại chúng;

i)         Định kỳ sơ kết (6 tháng), tổng kết (năm) để đánh giá, rút kinh nghiệm công tác PCLB trong toàn Công ty và cấp khu vực.

4.       Bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp :

a)       Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hàng năm về bảo vệ HLATLĐCA và tuyên truyền an toàn điện;

b)      Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện công tác bảo vệ HLATLĐCA và tuyên truyền an toàn điện tại các Chi nhánh điện cao thế;

c)       Xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp với các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể và báo đài địa phương trong việc thực hiện công tác bảo vệ HLATLĐCA và tuyên truyền an toàn điện;

d)      Thống kê, báo cáo tình hình tai nạn điện xảy ra cho người dân và các vụ vi phạm HLATLĐCA cho Tổng công ty theo quy định;

e)       Định kỳ sơ kết (6 tháng), tổng kết (năm) để kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện trong toàn Công ty.

Điều 22. Quyền hạn

1.       Khi phát hiện các vi phạm hoặc các nguy cơ gây ra sự cố, TNLĐ trong phạm vi quản lý của Công ty, có quyền ra lệnh tạm thời đình chỉ công việc trong trường hợp khẩn cấp hoặc yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc để thi hành các biện pháp cần thiết bảo đảm an toàn đồng thời phải báo cáo lãnh đạo Chi nhánh điện cao thế về tình trạng này và lập biên bản theo các quy định về kiểm tra, xử lý vi phạm;

2.       Đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không bảo đảm an toàn hoặc đã hết hạn kiểm định, sử dụng trong phạm vi quản lý của Công ty;

3.       Tham gia điều tra sự cố lưới điện theo quy định Tổng công ty;

4.       Kiểm tra kiến thức, quy trình, quy định về an toàn đối với cán bộ, công nhân trong phạm vi Công ty. Trong trường hợp đặc biệt, có quyền kiến nghị với lãnh đạo Công ty, Chi nhánh điện cao thế chuyển khỏi cương vị công tác đối với những người thiếu trách nhiệm và không đủ trình độ đảm nhiệm công việc được giao;

5.       Tổng hợp, đề xuất với lãnh đạo Công ty giải quyết các kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra, của các Chi nhánh điện cao thế hoặc của người lao động;

6.       Tham gia, đề xuất với lãnh đạo Công ty khen thưởng các tập thể, cá nhân làm tốt về công tác an toàn; đề xuất hình thức kỷ luật các cá nhân vi phạm quy trình, quy định về an toàn;

7.       Báo cáo vượt cấp lên cấp trên khi lãnh đạo Công ty không xử lý các hiện tượng mất an toàn, cố ý sai phạm, cố tình che giấu các vụ việc đã xảy ra;

8.       Tham gia thẩm định, nghiệm thu các công trình điện mới, các sản phẩm mới, các công trình khôi phục, cải tạo;

9.       Tham gia các Hội đồng thi, kiểm tra có liên quan đến công tác an toàn.


Mục 5

KỸ SƯ AN TOÀN CHI NHÁNH/XÍ NGHIỆP ĐIỆN CAO THẾ

Điều 23. Chức năng

Tham mưu cho lãnh đạo Chi nhánh/Xí nghiệp điện cao thế trong việc tổ chức thực hiện công tác an toàn lao động; phòng chống cháy nổ; phòng chống lụt bão; bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp thuộc phạm vi Chi nhánh/Xí nghiệp điện cao thế quản lý.

Điều 24. Nhiệm vụ

1.       An toàn lao động :

a)       Tổ chức lập và thực hiện kế hoạch ATVSLĐ hàng năm đã được duyệt (theo Thông tư 01);

b)      Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phòng chống TNLĐ ;

c)       Xây dựng phương án cấp cứu các loại TNLĐ;

d)      Tổ chức huấn luyện lần đầu (3 bước) cho các đối tượng là công nhân, kỹ thuật viên, kỹ sư trực tiếp sản xuất (bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc);

e)       Tổ chức quản lý, thử nghiệm định kỳ dụng cụ an toàn;

f)        Thực hiện các biện pháp đảm bảo ATLĐ;

g)       Tổ chức kiểm tra ATLĐ tại hiện trường làm việc của người lao động thuộc Chi nhánh/Xí nghiệp điện cao thế;

h)      Khai báo nhanh tất cả các vụ TNLĐ xảy ra cho người lao động thuộc Chi nhánh/Xí nghiệp điện cao thế với cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp;

i)         Thực hiện việc báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác ATLĐ của Chi nhánh/Xí nghiệp điện cao thế theo quy định;

j)         Định kỳ 1 tháng/lần tổ chức kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện công tác ATLĐ của Chi nhánh/Xí nghiệp điện cao thế.

2.       Phòng chống cháy nổ :

a)       Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp về PCCN và các yêu cầu về đảm bảo an toàn PCCN theo quy định của Công ty và Tổng công ty;

b)      Tổ chức tự kiểm tra các điều kiện an toàn về PCCN và khắc phục các thiếu sót về PCCC theo kiến nghị của đoàn kiểm tra các cấp;

c)       Thông báo cho cơ quan Cảnh sát PCCC địa phương những thay đổi về công năng của các công trình kiến trúc, những thay đổi về công nghệ của các công trình điện có liên quan đến đảm bảo an toàn PCCN thuộc phạm vi quản lý;

d)      Thống kê, báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện công tác PCCN của Chi nhánh/Xí nghiệp điện cao thế theo quy định;

e)       Định kỳ sơ kết (6 tháng), tổng kết (năm) để kiểm điểm, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện công tác PCCN của Chi nhánh/Xí nghiệp điện cao thế.

3.       Phòng chống lụt bão :

a)       Hàng năm, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch công tác PCLB theo chỉ đạo của cấp trên;

b)      Xây dựng và trình phê duyệt phương án PCLB của Chi nhánh/Xí nghiệp điện cao thế và tổ chức thực hiện;

c)       Xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp và tham gia cùng địa phương thực hiện công tác PCLB trên địa bàn quản lý;

d)      Tổ chức tuyên truyền, cảnh báo về an toàn điện cho nhân dân trong mùa mưa bão;

e)       Tổ chức diễn tập phương án PCLB trong phạm vi quản lý;

f)        Tổ chức lực lượng xung kích, ứng trực trong mùa mưa bão.

g)       Tổ chức ứng phó và khắc phục hậu quả khi xảy ra thiên tai trong phạm vi quản lý;

h)      Báo cáo kịp thời những diễn biến và quá trình khắc phục khi có thiên tai xảy ra với cấp trên;

i)         Chủ động cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về ảnh hưởng của thiên tai đến cung cấp điện, quá trình khắc phục để cung cấp điện trở lại tại các khu vực bị thiên tai cho chính quyền địa phương và cơ quan thông tin đại chúng;

j)         Định kỳ sơ kết (6 tháng), tổng kết (năm) để đánh giá, rút kinh nghiệm công tác PCLB của Chi nhánh/Xí nghiệp điện cao thế.

4.       Bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp :

a)       Thực hiện chương trình, kế hoạch công tác bảo vệ HLATLĐCA hàng năm theo chỉ đạo của Công ty và Tổng công ty;

b)      Tổ chức phổ biến, tuyên truyền những quy định pháp luật về bảo vệ HLATLĐCA và an toàn điện;

c)       Thực hiện các giải pháp giảm sự cố và ngăn chặn tai nạn điện do vi phạm HLATLĐCA;

d)      Tổ chức kiểm tra và phối hợp với chính quyền địa phương ngăn chặn và xử lý vi phạm HLATLĐCA;

e)       Thống kê, báo cáo tình hình tai nạn điện xảy ra cho người dân và các vụ vi phạm HLATLĐCA cho Công ty theo quy định;

f)        Định kỳ sơ kết (6 tháng), tổng kết (năm) để kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện công tác này của Chi nhánh/Xí nghiệp điện cao thế.

Điều 25. Quyền hạn

1.       Khi phát hiện các vi phạm hoặc các nguy cơ gây ra sự cố, TNLĐ trong phạm vi quản lý của Chi nhánh/Xí nghiệp điện cao thế, có quyền ra lệnh tạm thời đình chỉ công việc trong trường hợp khẩn cấp hoặc yêu cầu người phụ trách Đội/Tổ sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc để thi hành các biện pháp cần thiết bảo đảm an toàn đồng thời phải báo cáo lãnh đạo Chi nhánh/Xí nghiệp điện cao thế về tình trạng này và lập biên bản theo các quy định về kiểm tra, xử lý vi phạm;

2.       Đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không bảo đảm an toàn hoặc đã hết hạn kiểm định, sử dụng trong phạm vi quản lý của Chi nhánh/Xí nghiệp điện cao thế;

3.       Tham gia điều tra sự cố theo quy định của Công ty;

4.       Kiểm tra kiến thức, quy trình, quy định về an toàn đối với cán bộ, công nhân trong phạm vi của Chi nhánh/Xí nghiệp điện cao thế. Trong trường hợp đặc biệt, có quyền kiến nghị với lãnh đạo Chi nhánh/Xí nghiệp điện cao thế chuyển khỏi cương vị công tác đối với những người thiếu trách nhiệm và không đủ trình độ đảm nhiệm công việc được giao;

5.       Tổng hợp, đề xuất với lãnh đạo Chi nhánh/Xí nghiệp điện cao thế giải quyết các kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra hoặc của người lao động;

6.       Tham gia, đề xuất với lãnh đạo Chi nhánh/Xí nghiệp điện cao thế khen thưởng các tập thể, cá nhân làm tốt về công tác an toàn; đề xuất hình thức kỷ luật các cá nhân vi phạm quy trình, quy định về an toàn;

7.       Báo cáo vượt cấp lên cấp trên khi lãnh đạo Chi nhánh/Xí nghiệp điện cao thế không xử lý các hiện tượng mất an toàn, cố ý sai phạm, cố tình che giấu các vụ việc đã xảy ra;

8.       Tham gia nghiệm thu các công trình điện mới, các sản phẩm mới, các công trình khôi phục, cải tạo.

Điều 26. Phương thức hoạt động

1.       Kỹ sư an toàn Chi nhánh/Xí nghiệp điện cao thế do Phó Giám đốc kỹ thuật Chi nhánh/Xí nghiệp điện cao thế trực tiếp quản lý, chỉ đạo và giao nhiệm vụ;

2.       Kỹ sư an toàn Chi nhánh/Xí nghiệp điện cao thế trực tiếp báo cáo kết quả công tác với Phó Giám đốc kỹ thuật Chi nhánh/Xí nghiệp điện cao thế;

3.       Kỹ sư an toàn Chi nhánh/Xí nghiệp điện cao thế do Phó Giám đốc kỹ thuật Chi nhánh/Xí nghiệp điện cao thế trực tiếp kiểm điểm công tác, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ cũng như xét thưởng, kỷ luật, nâng lương và các quyền lợi khác;

4.       Kỹ sư an toàn Chi nhánh/Xí nghiệp điện cao thế sinh hoạt ghép với Phòng Kỹ thuật Chi nhánh/Xí nghiệp điện cao thế về thủ tục hành chính, phong trào và đoàn thể.


Mục 6

PHÒNG AN TOÀN CÔNG TY THÍ NGHIỆM ĐIỆN MIỀN NAM

Điều 27. Chức năng

Tham mưu cho lãnh đạo Công ty Thí nghiệm điện miền Nam trong việc tổ chức quản lý và thực hiện công tác an toàn lao động; phòng chống cháy nổ thuộc phạm vi Công ty quản lý.

Điều 28. Nhiệm vụ

1.       An toàn lao động :

a)       Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Tổng công ty về công tác ATLĐ;

b)      Lập và thực hiện kế hoạch ATVSLĐ hàng năm (theo Thông tư 01) của Công ty. Duyệt kế hoạch ATVSLĐ hàng năm (theo Thông tư 01) của các cơ sở;

c)       Trên cơ sở những tiêu chuẩn mẫu, quy trình mẫu, quy trình nguyên tắc của Tổng công ty xây dựng thành những quy trình, quy định cụ thể về ATLĐ cho từng ngành nghề, từng loại máy, thiết bị, dụng cụ và phương tiện làm việc;

d)      Xây dựng nội dung đánh giá rủi ro;

e)       Xây dựng tài liệu, giáo án và tổ chức huấn luyện định kỳ 01 năm một lần về ATLĐ cho các đối tượng là công nhân, kỹ thuật viên, kỹ sư trực tiếp sản xuất; các đối tượng là người quản lý, điều hành trực tiếp các công trường, phân xưởng, đội (bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc); Phối hợp với các đơn vị có chức năng tổ chức huấn luyện định kỳ 02 năm một lần về ATVSLĐ cho các đối tượng là Người làm công tác quản lý của đơn vị mình;

f)        Tham gia mua sắm, cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân, dụng cụ an toàn cho người lao động của đơn vị;

g)       Tổ chức khám nghiệm định kỳ và xin cấp (gia hạn) giấy phép sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ;

h)      Tổ chức kiểm tra ATLĐ tại hiện trường làm việc của người lao động, công tác quản lý về ATLĐ của các cơ sở;

i)         Đề xuất với lãnh đạo Công ty những biện pháp khắc phục các tồn tại về ATLĐ;

j)         Khai báo nhanh và báo cáo định kỳ tất cả các vụ TNLĐ xảy ra cho người lao động thuộc đơn vị mình với Tổng công ty và các cơ quan chức năng của địa phương;

k)      Tổ chức điều tra và lập biên bản đối với các vụ TNLĐ nặng và nhẹ xảy ra cho người lao động thuộc đơn vị mình;

l)         Thực hiện việc báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác ATLĐ của Công ty theo quy định;

m)    Định kỳ sơ kết (6 tháng), tổng kết (năm) để kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện công tác ATLĐ trong toàn Công ty.

2.       Phòng chống cháy nổ :

a)       Xây dựng kế hoạch công tác PCCN hàng năm trong toàn Công ty;

b)      Xây dựng và triển khai thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp về PCCN và các yêu cầu về đảm bảo an toàn PCCN theo quy định của pháp luật;

c)       Đề xuất trang bị các thiết bị, phương tiện PCCC;

d)      Theo dõi, giám sát việc thực hiện các quy định về thiết kế và thẩm duyệt về PCCN cho các công trình kiến trúc, nhà xưởng, máy móc, thiết bị và các dây chuyền sản xuất;

e)       Tổ chức kiểm tra các điều kiện an toàn về PCCN tại các cơ sở và tổ chức khắp phục các thiếu sót về PCCC theo kiến nghị của đoàn kiểm tra các cấp;

f)        Thống kê, báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện công tác PCCN của Công ty theo quy định;

g)       Thông báo cho cơ quan Cảnh sát PCCC địa phương những thay đổi về công năng của các công trình kiến trúc, những thay đổi về công nghệ của các máy móc, thiết bị có liên quan đến đảm bảo an toàn PCCN thuộc phạm vi quản lý;

h)      Định kỳ sơ kết (6 tháng), tổng kết (năm) để kiểm điểm, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện công tác PCCN trong toàn Công ty.

Điều 29. Quyền hạn

1.       Khi phát hiện các vi phạm hoặc các nguy cơ gây ra sự cố, TNLĐ trong phạm vi quản lý của Công ty, có quyền ra lệnh tạm thời đình chỉ công việc trong trường hợp khẩn cấp hoặc yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc để thi hành các biện pháp cần thiết bảo đảm an toàn đồng thời phải báo cáo lãnh đạo cơ sở về tình trạng này và lập biên bản theo các quy định về kiểm tra, xử lý vi phạm;

2.       Đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không bảo đảm an toàn hoặc đã hết hạn kiểm định, sử dụng trong phạm vi quản lý của Công ty;

3.       Tham gia điều tra sự cố máy, thiết bị theo quy định;

4.       Kiểm tra kiến thức, quy trình, quy định về an toàn đối với cán bộ, công nhân trong phạm vi Công ty. Trong trường hợp đặc biệt, có quyền kiến nghị với lãnh đạo Công ty, cơ sở chuyển khỏi cương vị công tác đối với những người thiếu trách nhiệm và không đủ trình độ đảm nhiệm công việc được giao;

5.       Tổng hợp, đề xuất với lãnh đạo Công ty giải quyết các kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra, của các đơn vị cấp dưới hoặc của người lao động;

6.       Tham gia, đề xuất với lãnh đạo Công ty khen thưởng các tập thể, cá nhân làm tốt về công tác an toàn; đề xuất hình thức kỷ luật các cá nhân vi phạm quy trình, quy định về an toàn;

7.       Báo cáo vượt cấp lên cấp trên khi lãnh đạo đơn vị không xử lý các hiện tượng mất an toàn, cố ý sai phạm, cố tình che giấu các vụ việc đã xảy ra;

8.       Tham gia thẩm định, nghiệm thu các sản phẩm mới, các máy móc, thiết bị mới, các công trình khôi phục, cải tạo;

9.       Tham gia các Hội đồng thi, kiểm tra có liên quan đến công tác an toàn.


Mục 7

CÁN BỘ AN TOÀN TRUNG TÂM THÍ NGHIỆM ĐIỆN TỈNH/THÀNH,

PHÂN XƯỞNG, ĐỘI HOẶC TƯƠNG ĐƯƠNG TRỰC THUỘC ĐƠN VỊ

Điều 30. Chức năng

Tham mưu cho lãnh đạo cơ sở trong việc tổ chức thực hiện công tác an toàn lao động; phòng chống cháy nổ thuộc phạm vi cơ sở quản lý.

Điều 31. Nhiệm vụ

1.       An toàn lao động :

a)       Tổ chức lập và thực hiện kế hoạch ATVSLĐ hàng năm đã được duyệt (theo Thông tư 01);

b)      Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phòng chống TNLĐ ;

c)       Xây dựng phương án cấp cứu các loại TNLĐ;

d)      Tổ chức huấn luyện lần đầu (3 bước) cho các đối tượng là công nhân, kỹ thuật viên, kỹ sư trực tiếp sản xuất (bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc);

e)       Tổ chức quản lý, thử nghiệm định kỳ dụng cụ an toàn;

f)        Thực hiện các biện pháp đảm bảo ATLĐ;

g)       Tổ chức kiểm tra ATLĐ tại hiện trường làm việc của người lao động thuộc cơ sở mình;

h)      Khai báo nhanh tất cả các vụ TNLĐ xảy ra cho người lao động thuộc cơ sở với cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp;

i)         Thực hiện việc báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác ATLĐ của cơ sở theo quy định;

j)         Định kỳ 1 tháng/lần tổ chức kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện công tác ATLĐ của cơ sở.

2.       Phòng chống cháy nổ :

a)       Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp về PCCN và các yêu cầu về đảm bảo an toàn PCCN theo quy định của Công ty và Tổng công ty;

b)      Tổ chức tự kiểm tra các điều kiện an toàn về PCCN và khắc phục các thiếu sót về PCCC theo kiến nghị của đoàn kiểm tra các cấp;

c)       Thống kê, báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện công tác PCCN của cơ sở theo quy định;

d)      Định kỳ sơ kết (6 tháng), tổng kết (năm) để kiểm điểm, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện công tác PCCN của cơ sở.

Điều 32. Quyền hạn

1.       Khi phát hiện các vi phạm hoặc các nguy cơ gây ra sự cố, TNLĐ trong phạm vi quản lý của cơ sở, có quyền ra lệnh tạm thời đình chỉ công việc trong trường hợp khẩn cấp hoặc yêu cầu người phụ trách Đội/Tổ sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc để thi hành các biện pháp cần thiết bảo đảm an toàn đồng thời phải báo cáo lãnh đạo cơ sở về tình trạng này và lập biên bản theo các quy định về kiểm tra, xử lý vi phạm;

2.       Đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không bảo đảm an toàn hoặc đã hết hạn kiểm định, sử dụng trong phạm vi quản lý của cơ sở;

3.       Tham gia điều tra sự cố máy, thiết bị theo quy định;

4.       Kiểm tra kiến thức, quy trình, quy định về an toàn đối với cán bộ, công nhân trong phạm vi của cơ sở. Trong trường hợp đặc biệt, có quyền kiến nghị với lãnh đạo cơ sở chuyển khỏi cương vị công tác đối với những người thiếu trách nhiệm và không đủ trình độ đảm nhiệm công việc được giao;

5.       Tổng hợp, đề xuất với lãnh đạo cơ sở giải quyết các kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra hoặc của người lao động;

6.       Tham gia, đề xuất với lãnh đạo cơ sở khen thưởng các tập thể, cá nhân làm tốt về công tác an toàn; đề xuất hình thức kỷ luật các cá nhân vi phạm quy trình, quy định về an toàn;

7.       Báo cáo vượt cấp lên cấp trên khi lãnh đạo cơ sở không xử lý các hiện tượng mất an toàn, cố ý sai phạm, cố tình che giấu các vụ việc đã xảy ra;

8.       Tham gia nghiệm thu các sản phẩm mới, các máy móc, thiết bị mới, các công trình khôi phục, cải tạo.

Điều 33. Phương thức hoạt động

1.       Cán bộ an toàn Trung tâm, Phân xưởng, Đội, ... do Giám đốc Trung tâm hoặc Quản đốc phân xưởng hoặc Đội trưởng, ... trực tiếp quản lý, chỉ đạo và giao nhiệm vụ;

2.       Cán bộ an toàn Trung tâm, Phân xưởng, Đội, ... trực tiếp báo cáo kết quả công tác với Giám đốc Trung tâm hoặc Quản đốc phân xưởng hoặc Đội trưởng, ...;

3.       Cán bộ an toàn Trung tâm, Phân xưởng, Đội, ... do Giám đốc Trung tâm hoặc Quản đốc phân xưởng hoặc Đội trưởng, ... trực tiếp kiểm điểm công tác, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ cũng như xét thưởng, kỷ luật, nâng lương và các quyền lợi khác;

4.       Riêng Cán bộ an toàn Trung tâm Thí nghiệm điện tỉnh/thành sinh hoạt ghép với bộ phận kỹ thuật hoặc bộ phận sản xuất của Trung tâm về thủ tục hành chính, phong trào và đoàn thể.


Mục 8

CÁN BỘ AN TOÀN BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐIỆN LỰC MIỀN NAM,

CÔNG TY CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐIỆN LỰC MIỀN NAM VÀ

CÔNG TY TNHH MTV TƯ VẤN THIẾT KẾ ĐIỆN MIỀN NAM

Điều 34. Chức năng

Tham mưu cho lãnh đạo đơn vị trong việc tổ chức quản lý và thực hiện công tác an toàn lao động; phòng chống cháy nổ thuộc phạm vi đơn vị quản lý.

Điều 35. Nhiệm vụ

1.       An toàn lao động :

a)       Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Tổng công ty về công tác ATLĐ;

b)      Lập và thực hiện kế hoạch ATVSLĐ hàng năm (theo Thông tư 01) của đơn vị;

c)       Trên cơ sở những tiêu chuẩn mẫu, quy trình mẫu, quy trình nguyên tắc của Tổng công ty xây dựng thành những quy trình, quy định cụ thể về ATLĐ cho từng loại máy, thiết bị, dụng cụ và phương tiện làm việc;

d)      Xây dựng nội dung đánh giá rủi ro; Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phòng chống TNLĐ;

e)       Xây dựng phương án cấp cứu các loại TNLĐ;

f)        Tổ chức huấn luyện lần đầu (3 bước) cho các đối tượng là công nhân, kỹ thuật viên, kỹ sư trực tiếp sản xuất (bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc);

g)       Xây dựng tài liệu, giáo án và tổ chức huấn luyện định kỳ 01 năm một lần về ATLĐ cho các đối tượng người lao động. Phối hợp với các đơn vị có chức năng tổ chức huấn luyện định kỳ 02 năm một lần về ATVSLĐ cho các đối tượng là Người làm công tác quản lý của đơn vị mình;

h)      Tham gia mua sắm, cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân, dụng cụ an toàn cho người lao động của đơn vị;

i)         Tổ chức khám nghiệm định kỳ và xin cấp (gia hạn) giấy phép sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ;

j)         Thực hiện các biện pháp đảm bảo ATLĐ;

k)      Tổ chức tự kiểm tra công tác ATLĐ trong đơn vị;

l)         Đề xuất với lãnh đạo đơn vị những biện pháp khắc phục các tồn tại về ATLĐ;

m)    Khai báo nhanh và báo cáo định kỳ tất cả các vụ TNLĐ xảy ra cho người lao động thuộc đơn vị mình với Tổng công ty và các cơ quan chức năng của địa phương;

n)      Tổ chức điều tra và lập biên bản đối với các vụ TNLĐ nặng và nhẹ xảy ra cho người lao động thuộc đơn vị mình;

o)      Thực hiện việc báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác ATLĐ của đơn vị theo quy định;

p)      Định kỳ sơ kết (6 tháng), tổng kết (năm) để kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện công tác ATLĐ trong toàn đơn vị.

2.       Phòng chống cháy nổ :

a)       Xây dựng kế hoạch công tác PCCN hàng năm của đơn vị;

b)      Xây dựng và triển khai thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp về PCCN và các yêu cầu về đảm bảo an toàn PCCN theo quy định của pháp luật;

c)       Đề xuất trang bị các thiết bị, phương tiện PCCC;

d)      Theo dõi, giám sát việc thực hiện các quy định về thiết kế và thẩm duyệt về PCCN cho các công trình kiến trúc và máy móc, thiết bị;

e)       Tổ chức tự kiểm tra các điều kiện an toàn về PCCN và khắc phục các thiếu sót về PCCC theo kiến nghị của đoàn kiểm tra các cấp;

f)        Thống kê, báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện công tác PCCN của đơn vị theo quy định;

g)       Định kỳ sơ kết (6 tháng), tổng kết (năm) để kiểm điểm, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện công tác PCCN trong toàn Công ty.

Điều 36. Quyền hạn

1.       Khi phát hiện các vi phạm hoặc các nguy cơ gây ra sự cố, TNLĐ trong phạm vi quản lý của đơn vị, có quyền ra lệnh tạm thời đình chỉ công việc trong trường hợp khẩn cấp hoặc yêu cầu người trực tiếp quản lý lao động ra lệnh đình chỉ công việc để thi hành các biện pháp cần thiết bảo đảm an toàn đồng thời phải báo cáo lãnh đạo đơn vị về tình trạng này và lập biên bản theo các quy định về kiểm tra, xử lý vi phạm;

2.       Đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không bảo đảm an toàn hoặc đã hết hạn kiểm định, sử dụng trong phạm vi quản lý của đơn vị;

3.       Tham gia điều tra sự cố máy, thiết bị theo quy định;

4.       Kiểm tra kiến thức, quy trình, quy định về an toàn đối với cán bộ, công nhân trong phạm vi đơn vị. Trong trường hợp đặc biệt, có quyền kiến nghị với lãnh đạo đơn vị chuyển khỏi cương vị công tác đối với những người thiếu trách nhiệm và không đủ trình độ đảm nhiệm công việc được giao;

5.       Tổng hợp, đề xuất với lãnh đạo đơn vị giải quyết các kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra, của các đơn vị cấp dưới hoặc của người lao động;

6.       Tham gia, đề xuất với lãnh đạo đơn vị khen thưởng các tập thể, cá nhân làm tốt về công tác an toàn; đề xuất hình thức kỷ luật các cá nhân vi phạm quy trình, quy định về an toàn;

7.       Báo cáo vượt cấp lên cấp trên khi lãnh đạo đơn vị không xử lý các hiện tượng mất an toàn, cố ý sai phạm, cố tình che giấu các vụ việc đã xảy ra;

8.       Tham gia thẩm định, nghiệm thu các máy móc, thiết bị mới, các công trình khôi phục, cải tạo;

9.       Tham gia các Hội đồng thi, kiểm tra có liên quan đến công tác an toàn.

Điều 37. Phương thức hoạt động

1.       Cán bộ an toàn ở các đơn vị này do Giám đốc đơn vị trực tiếp quản lý, chỉ đạo và giao nhiệm vụ;

2.       Cán bộ an toàn ở các đơn vị này trực tiếp báo cáo kết quả công tác với Giám đốc đơn vị;

3.       Cán bộ an toàn ở các đơn vị này do Giám đốc đơn vị trực tiếp kiểm điểm công tác, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ cũng như xét thưởng, kỷ luật, nâng lương và các quyền lợi khác;

4.       Cán bộ an toàn ở các đơn vị này sinh hoạt ghép với Phòng Hành chính - Tổ chức hoặc Phòng Tổng hợp của đơn vị về thủ tục hành chính, phong trào và đoàn thể.


Mục 9

CÁN BỘ AN TOÀN CƠ QUAN TỔNG CÔNG TY,

CƠ QUAN CÔNG TY ĐIỆN LỰC TỈNH/THÀNH VÀ

CƠ QUAN CÔNG TY LƯỚI ĐIỆN CAO THẾ MIỀN NAM

Điều 38. Chức năng

Tham mưu cho Thủ trưởng Cơ quan Tổng công ty/Công ty trong việc tổ chức thực hiện công tác an toàn lao động; phòng chống cháy nổ thuộc phạm vi Cơ quan Tổng công ty/Công ty.

Điều 39. Nhiệm vụ

1.       An toàn lao động :

a)       Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Tổng công ty/Công ty về công tác ATLĐ;

b)      Lập và thực hiện kế hoạch ATVSLĐ hàng năm (theo Thông tư 01) của Cơ quan Tổng công ty/Công ty;

c)       Xây dựng tài liệu, giáo án và tổ chức huấn luyện định kỳ 01 năm một lần về ATLĐ cho các đối tượng người lao động thuộc Cơ quan mình. Phối hợp với các đơn vị có chức năng tổ chức huấn luyện định kỳ 02 năm một lần về ATVSLĐ cho các đối tượng là Người làm công tác quản lý của Cơ quan mình;

d)      Tham gia mua sắm, cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân, dụng cụ an toàn cho người lao động của Cơ quan mình;

e)       Tổ chức khám nghiệm định kỳ và xin cấp (gia hạn) giấy phép sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ thuộc Cơ quan mình;

f)        Tổ chức tự kiểm tra công tác ATLĐ trong phạm vi Cơ quan mình;

g)       Đề xuất những biện pháp khắc phục các tồn tại về ATLĐ;

h)      Khai báo nhanh và báo cáo định kỳ tất cả các vụ TNLĐ xảy ra cho người lao động thuộc Cơ quan mình với Tổng công ty/Công ty;

i)         Tổ chức điều tra và lập biên bản đối với các vụ TNLĐ nặng và nhẹ xảy ra cho người lao động thuộc Cơ quan mình;

j)         Thực hiện việc báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác ATLĐ của Cơ quan mình theo quy định.

2.       Phòng chống cháy nổ :

a)       Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp về PCCN và các yêu cầu về đảm bảo an toàn PCCN theo quy định của Tổng công ty/Công ty;

b)      Đề xuất trang bị các thiết bị, phương tiện PCCC;

c)       Theo dõi, giám sát việc thực hiện các quy định về thiết kế và thẩm duyệt về PCCN cho các công trình kiến trúc và máy móc, thiết bị;

d)      Tổ chức tự kiểm tra các điều kiện an toàn về PCCN và khắc phục các thiếu sót về PCCC theo kiến nghị của đoàn kiểm tra các cấp.

Điều 40. Quyền hạn

1.       Khi phát hiện các vi phạm hoặc các nguy cơ gây ra sự cố, TNLĐ trong phạm vi Cơ quan mình, có quyền ra lệnh tạm thời đình chỉ công việc trong trường hợp khẩn cấp hoặc yêu cầu người trực tiếp quản lý lao động ra lệnh đình chỉ công việc để thi hành các biện pháp cần thiết bảo đảm an toàn đồng thời phải báo cáo lãnh đạo Tổng công ty/Công ty về tình trạng này và lập biên bản theo các quy định về kiểm tra, xử lý vi phạm;

2.       Đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không bảo đảm an toàn hoặc đã hết hạn kiểm định, sử dụng trong phạm vi của Cơ quan mình;

3.       Tham gia điều tra sự cố máy, thiết bị theo quy định;

4.       Tổng hợp, đề xuất với Thủ trưởng Cơ quan Tổng công ty/Công ty giải quyết các kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra hoặc của người lao động trong Cơ quan mình;

5.       Tham gia, đề xuất với Thủ trưởng Cơ quan Tổng công ty/Công ty khen thưởng các tập thể, cá nhân làm tốt về công tác an toàn; đề xuất hình thức kỷ luật các cá nhân vi phạm quy trình, quy định về an toàn;

6.       Báo cáo trực tiếp với Thủ trưởng Cơ quan Tổng công ty/Công ty khi lãnh đạo Ban/Phòng không xử lý các hiện tượng mất an toàn, cố ý sai phạm, cố tình che giấu các vụ việc đã xảy ra;

7.       Tham gia thẩm định, nghiệm thu các máy móc, thiết bị mới, các công trình khôi phục, cải tạo;

8.       Tham gia các Hội đồng thi, kiểm tra có liên quan đến công tác an toàn thuộc phạm vi Cơ quan Tổng công ty/Công ty.

Điều 41. Phương thức hoạt động

1.       Cán bộ an toàn Cơ quan Tổng công ty/Công ty sinh hoạt trong Ban/Phòng An toàn Tổng công ty/Công ty và chịu sự quản lý, chỉ đạo, giao nhiệm vụ trực tiếp của Trưởng Ban/Phòng An toàn Tổng công ty/Công ty;

2.       Cán bộ an toàn Cơ quan Tổng công ty/Công ty trực tiếp báo cáo kết quả công tác với Trưởng Ban/Phòng An toàn Tổng công ty/Công ty;

3.       Cán bộ an toàn Cơ quan Tổng công ty/Công ty do Trưởng Ban/Phòng An toàn Tổng công ty/Công ty trực tiếp kiểm điểm công tác, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ cũng như xét thưởng, kỷ luật, nâng lương và các quyền lợi khác.

Chương IV


TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 42. Trách nhiệm thi hành

Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc, các Trưởng ban nghiệp của cơ quan Tổng công ty, các đơn vị thành viên và trực thuộc có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy định này.

Điều 43. Hiệu lực thi hành

Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký Quyết định ban hành.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các đơn vị  có liên quan kịp thời báo cáo bằng văn bản về Tổng công ty (Ban An toàn) và đề xuất biện pháp xử lý để nghiên cứu, sửa đổi bổ sung cho phù hợp./.

 
  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.