Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

Vi du - Bai phan tich danh gia rui ro


danh gia rui ro

Phương pháp đánh giá rủi ro tai nạn lao động.
------------





         
Ví dụ 1: Phân tích và đánh giá rủi ro
công việc leo trụ vượt chướng ngại vật
và xuống trụ vượt chướng ngại vật.
-----
          Phân tích và đánh giá rủi ro như sau:
Bước 1: Xác định chọn công việc leo trụ vượt chướng ngại vật và xuống trụ để đánh giá rủi ro.
Bước 2: Chia CV thành 4 bước nhỏ (ký hiệu: B1, 2, 3, 4):
B1, kiểm tra chân trụ, leo lên trụ và kiểm tra rò điện.
B2, vượt chướng ngại vật khi lên trụ..
B3, leo xuống trụ.
B4, vượt chướng ngại khi xuống trụ.

Buớc 3: Từ các bước công việc được chia nhỏ trên. Xác định
nguy hiểm liên quan có thể xảy ra liên quan đến từng bước nhỏ của công việc như đã nêu (4 buớc nhỏ). Xác định nguy cơ rủi ro xảy ra từng bước nhỏ:
B1, leo lên trụ:
- Kiểm tra chân trụ chắc chắn.
- Tự kiểm tra dây AT và móc khoá bị liệt không.
- Kiểm tra trụ có ong hay động vật nguy hiểm không.
- Chọn hướng leo thích hợp.
- Leo trụ bằng 2 ty leo. Kiểm tra rò điện bằng bút điện.
                     B2, vượt chướng ngại khi lên:
- Xác định tầm xa của chướng ngại vật để chia thành mấy bước quàng dây AT phụ vượt qua chướng ngại. Kiểm tra rò điện hay không.
- Quàng dây AT thứ hai trên chướng ngại vật, xem kỷ khoá AT bảo đảm.
- Tháo dây AT thứ nhất ra, vượt qua chướng ngại. Tiếp tục leo trụ.
B3, leo xuống trụ:
- Chòm tay gắn ty leo lổ phía dưới, đủ độ tì bám trụ.
                     - Thông thả, tập trung leo xuống đúng kỷ thuật leo trụ.
                     B4, vượt chướng ngại khi xuống:
- Quàng dây AT thứ hai, phía dưới chướng ngại vật.
- Kiểm tra móc khoá bảo đảm sau đó tháo dây AT thứ nhất. Tiếp tục leo xuống.

Buớc 4: Đánh giá rủi ro có thể xảy ra tại từng bước nhỏ của công việc.
- B1: lưu ý khả năng rò điện từ nguồn khác tới. Móc khoá dây AT bị liệt lò xo. Cấm ty leo sâu vào lổ trụ đủ độ bám.
- B2: Lưu ý tháo nhầm khoá AT chính.  Có khả năng vướng dây AT khi vượt qua chướng ngại.
- B3:  Kiểm tra ty leo cấm vào trụ đủ độ tì bám đồng thời không làm rơi ty leo nguy hiểm cho người đứng dưới.
- B4: Lưu ý tháo nhầm khoá AT chính.  Có khả năng vướng dây AT khi vượt xuống chướng ngại.

Bước 5: Sau đó đưa ra biện pháp nhằm loại trừ hoặc giảm thiểu sự rủi ro.
Biện pháp cơ bản về AT tránh rủi ro như sau:
o   Trụ có Ong hay động vật không.
o   Dây bưu điện truyền thanh hoặc rò điện.
o   Cấm ty leo đủ sâu bám vào trụ.
o   Có khả năng rơi ty leo nguy hiểm cho người phía dưới.
o   Nhất là trụ gỗ hay trụ tự đổ không bảo đảm ứng lực sẽ có khả năng gảy đổ.
Bước 6: Đưa vào quy trình hướng dẫn sử dụng.

(*) Nếu quy trình hướng dẫn trên vẫn còn thiếu sót có khả còn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro thì ghi nhận vào nhật ký. Hoặc quay về bước 5 để bổ sung, phân tích, hoàn thiện. Sau đó đưa vào quy hướng dẫn sử dụng
----------------------------------------------------------

Ví dụ 2: Phân tích và đánh giá rủi ro
công việc thay bóng đèn trên trần nhà.
-----
          Phân tích và đánh giá rủi ro như sau:
Bước 1: Chọn công việc thay bóng đèn trên trần nhà để đánh giá rủi ro.
Bước 2: Chia CV thay bóng đèn thành từng bước, bao gồm các buớc nhỏ sau: (ký hiệu: Bước nhỏ = B1…. B7)
          B1./ Huấn luyện AT cho người lao động.
B2./ Khảo sát hiện trường vị trí bóng đèn cần thay và mức độ nguy hiểm. Song song đó thông báo các bộ phận liên qua biết.
          B3./ Chuẩn bị giàn giáo đủ chiều cao và AT.
B4./ Có PCT hay LCT có đề ra biện pháp an toàn, có người giám sát (Cần cắt điện không?). Tiến hành lên giàn giáo tháo bóng đèn.
B5./ Chuyển bóng đèn cũ xuống AT và lấy bóng đèn mới, lắp đèn.
B6./ Thông báo và đóng thử cầu dao điện (nhấp vào kéo ra nhanh).
B7./ Thu dọn giàn giáo. Đóng điện đưa đèn vào làm việc. 
Buớc 3: Từ các bước công việc được chia nhỏ trên. Xác định nguy hiểm có thể xảy ra liên quan đến từng bước nhỏ của công việc như đã nêu (7 buớc nhỏ).
Buớc 4: Đánh giá rủi ro có thể xảy ra tại từng bước nhỏ của công việc.
Nhận định rủi ro có thể xảy ra từng bước nhỏ về điện và về té ngả  từ 1 đến 7.
Bước 5: Sau đó đưa ra biện pháp nhằm loại trừ hoặc giảm thiểu sự rủi ro cho từng bước nhỏ đó.
Đề ra biệp pháp AT có khả năng rủi ro xảy ra tại mỗi bước nhỏ công việc.
Bước 6: Đưa vào quy trình hướng dẫn sử dụng.
* Nếu chưa đạt yêu cầu thì quay về bước 5, bổ sung biện pháp AT, trường hợp nếu không hoàn chỉnh thì ghi nhật ký theo dõi sau đó nghiên cứu phân tích đánh giá rủi ro từ đầu (từ 1 đến 6 theo lưu đồ).
-------Hết-------


  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.