Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

An toàn điện là gì ?

an toan dien, an toàn điện, luc an toan, hoang luc,
Nội dung 1: 
An toàn điện là gì?
- Bảo đảm an toàn sinh mạng cho con người, an toàn vận hành liên tục thiết bị điện,
- Ngoài ra, An toàn điện bảo vệ cho tất cả mọi hoạt động sinh hoạt và sản xuất bao gồm cơ quan hành chánh, cơ sở kinh doanh dịch vụ, công ty sản xuất và gia đình, xóm giềng.
- Điện là nguồn năng lượng hữu dụng, điện có mặt mọi nơi trong nhà, phân xưởng và bên ngoài, bên trong.
(Click here xem SP)

Làm sao bảo đảm an toàn điện?
   Để bảo đảm an toàn điện phải có đủ các điều kiện và tác nhân tác động hữu hiện bao gồm:
- Chính sách pháp luật ATVSLĐ.
- Con người lao động, sự nhật thức.
- Những người lãnh đạo, phụ trách ATVSLĐ có sự quan tâm đúng mức.
- Công tác đào tạo ngành nghề, tay nghề; đào tạo an toàn lao động chất lượng.
- Nguồn vốn, kinh phí.
- Trang cụ và thiết bị tiêu chuẩn an toàn.
- ISO tiêu chuẩn. Các nội quy ATLĐ
- Chính sách ATVSLĐ chi tiết, các chế độ chế tài, thưởng phạt nghiêm...
=======================================

Nội dung 2:
Công tác an toàn cho đối tượng gián tiếp
không tham gia sản xuất, lao động nặng nhọc

Công tác an toàn điện trong ngành điện, quan tâm và  chú trọng đến những người tham gia sản xuất công nhân lao động trực tiếp sản xuất.

Tuy nhiên đối với những đối tương văn phòng cũng cần có những kiến  thức cơ bản về an toàn điện , PCCN và an toàn vệ sinh lao động , ngoài ra cần lưu ý một số kiến thức về an toàn cho sức khoẻ khi làm việc để tránh bị bệnh nghề nghiệp như: sử dụng máy tính, làmviệc với độ sáng, làm việc với máy photo…


A./ Một số điều cần thiết mà nhân viên văn phòng cần nắm vững các nội dung cơ bản  về an toàn vệ sinh lao động như sau:
1./ Về điện, an toàn điện cho bản thân, hỗ trợ cấp cứu cho người khác. Tuyên truyền an toàn điện.
2./ Công tác chữa cháy tại chỗ và  PCCC tại nơi làm việc.
3./ Làm việc đúng tư thế, đảm bảo độ sáng, làm việc với máy tính, máy photo…



B./ Trách nhiệm và lưu ý về an toàn của cá nhân với gia đình, cơ quan:
1./ An toàn đối với cá nhân:
- Lưu ý nơi trơn trợt,
- Phích cắm điện an toàn, đồ gia dụng sử dụng điện: Bàn ủi, tủ lạnh, máy nước nóng.
- Sử dụng tiết kiệm điện.

2./ Đối với gia đình:
Trang bị thiết bị điện an toàn, nhắc nhỡ người trong nhà an toàn điện, cần có biển báo an toàn điện.
- Sử dụng Phích điện 3 chân, nối đất với máy nước nóng…
- Cúp cầu dao điện… Lưu ý khi mất điện lưới, kiểm tra thiết bị điện phải được TẮT.
- Tiết kiệm điện.

3./ Đối với láng giềng:
- Tuyên truyền điều phải làm, điều không được làm về điện: như dùng điện rà cá… sử dụng dây điện thiết bị điện đúng chủng loại, an toàn.
- Tiết kiệm điện…
- PCCC
- Tuyên truyền hô hấp nhân tạo cấp cứu người bị điện giật.


4./ An toàn đối với cơ quan:
An toàn cho công việc của mình: Ứng dụng theo PP positive  cho công việc thường ngày, lưu ý điều kiện làm việc thoải mái. Cải tạo nơi làm việc tốt hơn.
-      Thay đổi điều chỉnh tư thế làm việc sao cho thoải mái làm việc hiệu quả. (positive)

-       Tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện: Cắt điện – Ngăn chặn người qua lại nơi có điện – Điện thoại báo Trực điện.

-      Nắm vững PP hô hấp nhân tạo


-      An toàn sử dụng điện đối với các trang cụ văn phòng: Máy tính, Máy photo….
====================================
an toan, an toàn lao động,

Nội dung 3 tham khảo:
(Theo tai lieu huanluyen.antoanlaodong.edu nhu sau...)
An toàn điện là gì?

Điện là một nguồn năng lượng quan trọng, không thể thiếu trong đời sống hằng ngày và trong lao động sản xuất. Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân gây ra những tai nạn đau lòng do thiếu hiểu biết. Vì thế việc trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về an toàn điện sẽ giúp bảo vệ bản thân bạn và những người thân yêu.

Tai nạn trong an toàn điện là gì?

an toan dien la gi 4
Có ba loại tai nạn trong an toàn điện: điện giật , dòng điện đốt cháy, hỏa hoạn và nổ.
  • Điện giật

    Do tiếp xúc với phần tử mang điện áp, có thể chia làm 2 loại tiếp xúc:
    • Tiếp xúc trực tiếp: tiếp xúc với các phần tử mang điện áp đang làm việc hoặc đã được cắt ra khỏi nguồn điện song vẫn còn chứa điện tích, tiếp xúc với các phần tử đã bị cắt ra khỏi nguồn điện, song vẫn chịu một điện áp cảm ứng của điện từ hay cảm ứng tĩnh.
    • Tiếp xúc gián tiếp: tiếp xúc với vỏ của thiết bị mà vỏ có điện áp do bị chạm, hỏng hóc, với các phần tử có điện áp cảm ứng do ảnh hưởng điện từ hay tĩnh điện.
  • Dòng điện đốt cháy

Tai nạn điện do tiếp xúc trực tiếp, nhưng khi đó dòng điện qua cơ thể người rất lớn và kèm theo hồ quang phát sinh mạnh.
  • Hỏa hoạn và cháy nổ

    • Hỏa hoạn : Do cường độ dòng điện lớn so với dòng giới hạn cho phép gây nên sự đốt nóng dây dẫn, hay do hồ quang điện.
    • Sự nổ : Do dòng điện qúa lớn so với dòng giới hạn cho phép , nhiệt độ tăng rất cao và gây nổ.

Nguyên nhân làm mất an toàn điện là gì?

an toan dien la gi 2

Đối với điện áp thấp

  • Sữa chữa đường dây trên cao, bị điện giật và rơi xuống
  • Lắp đặt các thiết bị chiếu sáng, bóng đèn
  • Rò rỉ điện ở các dụng cụ điện cầm tay và di động, đặc biệt là máy hàn, dụng cụ mỏ hàn
  • Di chuyển dụng cụ, thiết bị khi chưa bảo đảm an toàn về nguồn điện
  • Kéo dây, lắp đặt khí cụ điện tạm thời trên công trường
  • Khi đóng cầu dao, CB đang mang tải.

Đối với điện áp cao

  • Hiện tượng dòng ngược từ máy phát điện hạ thế, đóng cắt đường dây nhầm,…
  • Không tôn trọng khoảng cách an toàn với đường dây đang mang điện
  • Đóng, cắt các thiết bị cao áp không đúng quy trình, quy phạm.

Biện pháp thực hiện an toàn điện là gì?

an toan dien la gi 3
Chúng tôi hỗ trợ an toàn điện, bạn yên tâm vui sống

Biện pháp bảo vệ tích cực

Là những biện pháp mang tính ngăn chặn các sự cố, không để cho sự cố xảy ra. Gồm có các biện pháp sau:
  • ngăn cách với lưới điện công cộng, ngăn cách điện phụ.
  • sử dụng điện áp cực thấp
  • sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân cách điện và dụng cụ an toàn.

Biện pháp bảo vệ thụ động

Là những phương pháp nhằm mục đích giảm sự nguy hại đến mức nhỏ nhất khi xảy ra sự cố về điện, thực hiện bằng cách lựa chọn những sơ đồ hạ thế mang tính an toàn và kinh tế:
  • Bảo vệ tiếp đất.
  • Bảo vệ tiếp trung tính.
  • Bảo vệ bằng phương pháp cắt từng phần tử bị sự cố
  • Bảo vệ bằng phương pháp cân bằng và điều khiển sự phân phối điện thế
Tai nạn điện có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như gây nên những phản ứng sinh học (co cơ, tê liệt hệ thống hô hấp, sự co giãn nhịp tim bị rối loạn, sự kích thích và đình trệ hoạt động của não), tạo nên sự hủy diệt lớp da, sâu hơn có thể hủy diệt các cơ bắp, lớp mỡ, gân, xương. Nếu xảy ra ở một diện tích khá rộng hay tổn thương các cơ quan quan trọng có thể dẫn đến tử vong./.
  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.