Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

Các biện pháp bảo vệ người làm việc liên quan tới điện


II. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ:
1.       Các biện pháp tổ chức quản lý: 
          Đây là biện pháp quan trọng, bao gồm các qui định về trách nhiệm của Giám đốc, quản đốc, cán bộ, công nhân, quy định về vận hành, thủ tục giao nhận ca, quản lý về hồ sơ, quy định về kiểm tra, về phiếu công tác, về tuyên truyền huấn luyện,...
2.       Các biện pháp kỹ thuật: 
2.1    Bảo vệ bằng điện áp thấp hoặc rất thấp: Đây là biện pháp chống tiếp xúc trực tiếp lẫn gián tiếp. Theo tiêu chuẩn Việt Nam thì dùng điện áp xoay chiều 12V, 24V, 36V hoặc một chiều đến 60V cho các nơi đặc biệt nguy hiểm về điện, chiếu sáng trên máy công cụ và hàn hồ quang trong thùng bể kim loại.
2.2    Bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp:
2.2.1    Bao bọc bằng cách điện các phần mang điện.
                      Các phần mang điện phải được bao bọc cách điện chắc chắn. Cách điện phải phù hợp với cấp điện áp mà thiết bị sử dụng và có độ bền cao chống sự phá hoại của các yếu tố điện cơ, khí hậu.
                                         Hàng năm phải kiểm tra cách điện bằng Mêgômét, với chỉ tiêu tối thiểu 1kW cho 1kV điện áp, chú ý kiểm tra thiết bị điện ở nơi ẩm ướt, bụi, nhiệt độ cao, hoá chất ăn mòn, và thiết bị điện di động.
2.2.2    Bảo vệ bằng che chắn: Các bộ phận mang điện phải được bao che hoặc đặt trong vỏ cách điện hay vỏ bằng kim loại.
2.2.3    Bảo vệ bằng cách đặt ra ngoài tầm với: Khi đứng hay ngồi làm việc có tiếp xúc với điện trên một sàn thao tác cách điện thì tay không thể với tới các bộ phận có khả năng dẫn điện khác. Khoảng cách bên ngoài tầm với theo phương ngang là 1,25m và phưong thẳng đứng là 2,5m.

2.3    Bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp:
dien ap, bao ve, dien giat2.3.1       Bảo vệ bằng tăng cường cách điện: Dùng thiết bị bảo vệ bằng cách điện cao. Bằng biện pháp này, con người không có khả năng tiếp xúc với các bộ phận kim loại, do đó cho dù thiết bị điện bị chạm vỏ, con người cũng không bị nguy hiểm.
2.3.2       Bảo vệ bằng biện pháp cách ly: Dùng máy biến áp cách ly, cách điện không nhỏ hơn 7MW.
2.3.3       Bảo vệ bằng nối đất:      Những nơi có yêu cầu an toàn cao như mỏ hầm lò, trên tàu thuyền, phải áp dụng mạng điện 3 pha có trung tính cách ly. Khi dùng mạng điện 3 pha trung tính cách ly, phải áp dụng thiết bị kiểm tra cách điện làm biện pháp bảo vệ chính. Để nâng cao mức độ an toàn cho người, vỏ thiết bị điện còn được nối đất bảo vệ.
2.3.4       Bảo vệ nối dây trung tính (còn gọi là nối không): Tất cả các bộ phận kim loại không mang điện mà con người có thể chạm tới của các thiết bị điện được cấp điện từ mạng điện 3 pha 4 dây, có trung tính trực tiếp, đều phải được nối với dây trung tính. Khi vỏ của thiết bị điện đã được nối với dây trung tính, nếu có chạm vỏ sẽ hình thành ngắn mạch một pha. Dòng điện ngắn mạch sẽ gây tác động ở thiết bị bảo vệ và cắt dòng điện dẫn đến chỗ chạm vỏ.


  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.