Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

Video - Nhận diện mối nguy an toàn điện



QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi, đối tượng
1.      Phạm vi: Tất cả các đơn vị, cơ sở làm công tác quản lý, vận hành lưới điện trực thuộc Tổng công ty phải tổ chức thực hiện NDMN&ĐGRR theo Quy định này.
2.      Đối tượng NDMN&ĐGRR: Hệ thống lưới điện và thiết bị, phương tiện, dụng cụ liên quan đến công tác xây dựng, sửa chữa vận hành hệ thống lưới điện.
Điều 2. Mục đích thực hiện việc quản lý rủi ro
1.      Đáp ứng yêu cầu quy định của pháp luật về tổ chức thực hiện công tác đánh giá rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực sản xuất, truyền tải và phân phối điện.
2.      Xác định được các mối nguy trong phạm vi cần đánh giá để chủ động phòng ngừa, quản lý ngăn ngừa sự cố xảy ra.
3.      Phân loại, đánh giá các rủi ro để có kế hoạch xử lý hoặc áp dụng các biện pháp kiểm soát phù hợp.
 

CHƯƠNG II.
NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN
        Điều 3. Thành lập nhóm NDMN & ĐGRR.
Trước khi thực hiện NDMN&ĐGRR thì đơn vị, cơ sở phải có quyết định thành lập nhóm NDMN&ĐGRR theo tiêu chí:
1.      Người đứng đầu (Giám đốc) đơn vị, cơ sở phải ra quyết định thành lập nhóm NDMN&ĐGRR;
2.      Tùy theo khối lượng công việc của đơn vị, cơ sở mà quyết định số lượng nhóm, số thành viên tham gia trong nhóm cho phù hợp thực tế nhưng phải đảm bảo:
-         Thành viên nhóm phải gồm: những người trực tiếp quản lý vận hành thiết bị, người làm công tác an toàn, người làm công tác y tế, người làm công tác quản lý kỹ thuật tại đơn vị, cơ sở và những người khác nếu thấy cần thiết,
-         Có kinh nghiệm trong công việc được phân công đảm nhiệm;
-         Số lượng thành viên khuyến cáo tối thiểu 03 người để đảm bảo đánh giá khách quan và tương đối chính xác theo phương pháp định tính
3.      Chỉ đạo, điều hành các nhóm đánh giá phải là người có thẩm quyền của đơn vị như Giám đốc, Phó Giám đốc kỹ thuật.
4.      Trưởng nhóm có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên để đảm bảo thực hiện công việc hiệu quả, đúng tiến độ.
5.      Người đứng đầu đơn vị, cơ sở chịu trách nhiệm về tính hiệu quả của việc nhận diện mối nguy, tổ chức đánh giá và QLRR tại đơn vị do mình phụ trách.
       
        Điều 4. Lựa chọn phương pháp đánh giá
1.      Đánh giá rủi ro thực hiện theo phương pháp định lượng hoặc phương pháp định tính. Trường hợp không có quy định phải đánh giá rủi ro theo phương pháp định lượng thì đơn vị có thể lựa chọn đánh giá rủi ro theo phương pháp định tính.
2.      Phương pháp luận đánh giá định lượng rủi ro được hướng dẫn trong Phụ lục đính kèm theo Thông số 50/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ Công Thương Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức rủi ro chấp nhận được trong đánh giá định lượng rủi ro cho các hoạt động dầu khí, xăng dầu, hóa chất và nhiệt điện.
Trong Quy định này, Tổng công ty hướng dẫn ĐGRR theo phương pháp định tính.
       
        Điều 5. Thời điểm đánh giá
1.      Đánh giá lần đầu: Tổ chức đánh giá lần đầu khi đưa công trình vào vận hành, sử dụng, quản lý. Đối với các công trình có tổ chức nghiệm thu, việc NDMN&ĐGRR được ghi vào biên bản nghiệm thu để bàn giao cho đơn vị QLVH thực hiện quản lý và chịu trách nhiệm xử lý (nếu có yêu cầu khắc phục).
2.      Đánh giá định kỳ: Ít nhất mỗi năm 01 lần đơn vị, cơ sở phải tổ chức đánh giá theo quy định này.
3.      Đánh giá bổ sung (trước khi tiến hành công việc): trước khi tổ chức sản xuất (sửa chữa, tổ chức thi công, làm việc...) trên hệ thống lưới điện hoặc khi xảy ra các tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.

  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.