Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

Tìm hiểu đường dây 500KV Bắc Nam

500KV, Bắc Nam

   Từ sau chủ trương đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1986, kinh tế Việt Nam có những bước chuyển biến tích cực. Giai đoạn 1990 – 1995, tốc độ tăng trưởng sản lượng công nghiệp bình quân đạt từ 12% đến 14%, GDP tăng từ 5,1% vào năm 1990 đến 9,5% vào năm 1995. Nhu cầu tiêu thụ điện năng cũng gia tăng hằng năm, cụ thể là 13,12% vào năm 1993; 18,43% vào năm 1994 và 20,62% vào năm 1995 (so với năm trước)[1]. Khu vực Miền Nam và thành phố Hồ Chí Minh có sự phát triển tốt về kinh tế nhưng việc phát triển nguồn điện ở khu vực này không đáp ứng kịp nhu cầu tăng trưởng. Trong giai đoạn từ 1991 đến 1994 chỉ có Nhà máy Nhiệt điện Bà Rịa - 230MW được đưa vào vận hành. Công suất lắp đặt của Miền Namchỉ đáp ứng được 89,73% (lắp đặt 1005MW, nhu cầu 1120MW) nên phải hạn chế phụ tải bằng cách cắt điện luân phiên hoặc đột xuất hầu như tất cả các ngày trong tuần.
   Khu vực Miền Trung được cấp điện chủ yếu qua đường dây 220kV Vinh – Đồng Hới lấy điện từ Hòa Bình, đường dây 66kV từ Nhà máy thủy điện Đa Nhim cấp cho Cam RanhKhánh Hòa và một số nguồn diesel nhỏ tại chỗ. Do đường dây quá dài nên công suất truyền tải bị hạn chế và chất lượng điện cuối nguồn không đảm bảo, thường xuyên bị sụp đổ điện áp ở các khu vực Quảng NamQuảng Ngãi. Công suất lắp đặt của Miền Trung chỉ đáp ứng được 40,91% nhu cầu (lắp đặt 90MW, nhu cầu 220MW).
   Trong khi đó, tại Miền Bắc, các nhà máy nhiệt điện than Uông Bí, Ninh Bình, Phả Lại, các tổ máy số 3-8 của nhà máy thủy điện Hòa Bình lần lượt được đưa vào vận hành, Miền Bắc cơ bản thừa công suất. Trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nambàn đến 2 phương án giải quyết:
  1. Bán điện thừa của Miền Bắc cho Trung Quốc; xây dựng nguồn điện mới tại Miền Nam và Miền Trung.
  1. Xây dựng đường dây siêu cao áp truyền tải điện năng dư thừa từ Miền Bắc vào Miền Nam và Miền Trung.


Thiết kế
  • Năm 1990: Khảo sát lập Báo cáo nghiên cứu khả thi
  • Từ cuối năm 1991 – 1992: Khảo sát kỹ thuật và lập thiết kế kỹ thuật
  • Năm 1993: Khảo sát kỹ thuật từng vị trí và lập bản vẽ thi công

   Khi xét đến nhiều yếu tố kỹ thuật, chính trị, an ninh năng lượng, Chính phủ Việt Nam quyết định chọn phương án 2 với cấp điện áp 500kV.
   Việc xây dựng đường dây siêu cao áp thống nhất hệ thống điện đã được đề cập đến trong tổng sơ đồ phát triển lưới điện giai đoạn 1 (1981 – 1985) của Việt Nam được thiết lập với sự hợp tác của Liên Xô. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của công trình do Nhật Bản tài trợ thực hiện tặng cho Chính phủ Việt Nam.

   Công trình được Bộ Chính trị thông qua vào tháng 1/1992. Đến ngày 25/2/1992, Chính phủ phê duyệt Luận chứng kinh tế – kỹ thuật với quyết định thời gian hoàn thành là 2 năm và do thời gian khẩn cấp nên cho phép thực hiện theo phương thức khảo sát, thiết kế, nhập vật tư - thiết bị và thi công thực hiện song song.

   Chủ trì thiết kế phần nhất thứ cho công trình là Công ty Khảo sát Thiết kế điện 1 (nay là Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng điện 1) phối hợp với các Công ty Khảo sát Thiết kế điện 2 (nay là Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng điện 2), Phân viện Thiết kế điện Nha Trang (nay là Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng điện 4). Quy trình thiết kế gồm 3 giai đoạn:

   Khối lượng khảo sát của công trình rất lớn với khoảng 2000 km khảo sát đo vẽ địa hình lập mặt cắt dọc, 500 km lập mặt cắt dọc pha; 200ha phục vụ đo bình đồ tỉ lệ 1/200 tại các góc lái; 5200m khoan thăm dò ở các vị trí có nguy cơ sạt lở; thí nghiệm khoảng 15000 mẫu đất đá... trên tổng chiều dài 1487 km đường dây và 5 trạm biến áp.

   Thiết kế của công trình đã được phản biện bởi nhiều cơ quan trong nước như Viện Năng lượng, Đại học Bách khoa Hà Nội và các nhà chuyên môn độc lập trong nước. Mô hình thiết kế về sơ đồ, dung lượng bù, chế độ vận hành và ổn định hệ thống, thông số thiết bị, sơ đồ liên động... cũng được nhiều tổ chức nước ngoài hỗ trợ kỹ thuật và kiểm chứng như Viện Thiết kế Lưới Ukraina, Viện Thiết kế Lưới Saint Peterburg (Cộng hòa Liên Bang Nga), Công ty Nippon Koei (Nhật Bản), Công ty Hydro Quebec (Canada) hỗ trợ tính toán ổn định, Công ty Tractebel (Bỉ) hỗ trợ đào tạo thí nghiệm; Công ty PPI (Pacific Power International), bang New South Wales - Úc và SECVI (State Electricity Commission of Victoria International), bang Victoria – Úc hỗ trợ tư vấn giám sát, đào tạo quản lý vận hành, an toàn... dưới sự tài trợ của Chính phủ Úc.

   Mục tiêu thiết kế đường dây là để truyền tải sản lượng khoảng 2.000GWh vào Thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm với công suất đỉnh là 600MW - 800MW; độ tin cậy là 0,8 sự cố trên 100 km đường dây mỗi năm (tương đương 12 sự cố cho toàn đường dây một năm).

Danh mục:

  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.