Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

Trình tự thực hiện một số loại hình công việc trên lưới điện


QUY ĐỊNH


V/v Trình tự thực hiện một số loại hình công việc trên lưới điện


( ngày 23/10 /2008)
I. MỤC ĐÍCH:
     Quy định này hướng dẫn cho CNVCLĐ trực thuộc Điện lực Tiền Giang nắm được các trình tự, thủ tục và biện pháp tổ chức trong quá trình thực hiện các công tác và thao tác trên hệ thống điện, nhằm đảm bảo an toàn cho Người lao động khi tham gia vào các quá trình đó.
II. PHẠM VI ÁP DỤNG:
     Quy định này được áp dụng đối với tất cả các Chi nhánh điện, Đội, Phân xưởng và cán bộ, công nhân viên trực tiếp làm việc trên lưới và thiết bị điện trực thuộc Điện lực Tiền Giang.
III . TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.    “Quy trình kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản lý, vận hành, sửa chữa, xây dựng đường dây và trạm điện” được ban hành theo quyết định số 1559 EVN/KTAT ngày 21/10/1999 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.
2.    “Quy định-Hướng dẫn thực hiện Phiếu thao tác” được ban hành theo quyết định số 1097/EVN/ĐL2.12 ngày 15/04/2004 của Công ty Điện lực 2.
IV.  ĐỊNH NGHĨA, THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT:
-       Đơn vị: Chi nhánh điện, Phân xưởng Cơ điện trực thuộc Điện lực Tiền Giang.
-       Cơ sở: Các Tổ điện khu vực, Tổ Quản lý vận hành, Các Tổ thuộc PXCĐ, Tổ kinh doanh (treo tháo điện kế) trực thuộc Đơn vị.
-       QTKTATĐ: Quy trình kỹ thuật an toàn điện.
-       PCT: Phiếu công tác.
-       PTT: Phiếu thao tác.
-       CHTT: Người chỉ huy trực tiếp trong Phiếu công tác.
-       NGS : Người giám sát trong Phiếu thao tác
-       NTT: Người thao tác trong Phiếu thao tác.
-       NTH: Người thực hiện công việc.
-       BHLĐ: Bảo hộ lao động
V. TRÁCH NHIỆM:
1.    Phòng KTAT:
     Tổ chức thực hiện và triển khai quy định này đến các đơn vị trực thuộc, tổ chức bồi huấn và định kỳ sát hạch kiểm tra tình hình thực hiện của các đơn vị.
2.    Các phòng nghiệp vụ thuộc Điện lực Tiền Giang:
     Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng mà phối hợp với Phòng KTAT thực hiện quy định này.
3.    Các đơn vị:
     Trưởng (phó) đơn vị, cán bộ an toàn có trách nhiệm nghiên cứu, tổ chức triển khai huấn luyện và hướng dẫn cho CNVCLĐ tại đơn vị mình thực hiện theo đúng qui định này.
VI. NỘI DUNG
1. LEO LÊN VÀ XUỐNG TRỤ
a. Chuẩn bị dụng cụ an toàn -dụng cụ thi công:
Mỗi cá nhân thực hiện việc leo lên và xuống trụ trang bị trong suốt quá trình làm việc:
-      Quần áo BHLĐ
-      Giầy BHLĐ
-      Đai an toàn
-      Dây an toàn phụ 2 móc
-      Ty leo: 3 cây
-      Bút thử điện hạ áp
b. Trình tự thực hiện:
    b.1/  Chuẩn bị trước khi leo lên trụ:
Người chỉ huy trực tiếp: Kiểm tra sơ bộ kết cấu trụ xem có đảm bảo an toàn hay không?
Người thực hiện công việc leo trụ:
-      Kiểm tra khoá, móc dây an toàn & dây an toàn phụ bằng mắt thường. Thử dây an toàn bằng cách đứng dưới đất tại chân trụ đeo lần lượt từng dây một vào người rồi móc khoá lại, ngã người ra phía sau và kiểm tra xem dây có hiện tượng gì không.
-      Bỏ lại các vât nặng, vật dễ rơi.
-      Làm sạch đế giày trước khi leo.
-      Cột dây thừng đưa dụng cụ lên xuống vào dây đai an toàn.
      b.2/  Trước khi leo lên trụ:
Người chỉ huy trực tiếp:
-       Chọn vị trí dễ quan sát “Người leo trụ”.
-      Ra lệnh “Leo lên trụ”.
Người thực hiện công việc leo trụ:
-      Lập lại lệnh của người chỉ huy trực tiếp “Leo lên trụ”.
-      Mắc dây an toàn chính vào trụ sẽ leo.
      b.3/  Leo lên trụ:
Người chỉ huy trực tiếp:
-      Quan sát “Người leo trụ”.
-      Nhắc nhở khi cần thiết.
Người thực hiện công việc leo trụ:
-      Dùng tay phải (hoặc tay trái) đặt ty leo thứ 1 vào lỗ trụ thấp nhất, cánh tay thẳng với mắt, mắt nhìn thẳng về tâm trụ.
-      Đặt chân phải (hoặc trái) lên ty leo.
-      Tỳ chân và cánh tay phải (hoặc trái) lấy đà để leo lên, trọng lượng toàn thân đặt lên chân phải (hoặc trái).
-      Cầm ty leo thứ 2 bằng tay trái (hoặc phải) đưa vào lỗ trụ phía đối diện, trên lỗ vừa leo, phải chú ý ty leo có bị lỏng không.
-      Dùng lực của chân phải (hoặc trái) để đứng lên.
-      Đặt chân trái (hoặc phải) lên ty leo thứ 2, ngồi với tư thế trọng lượng toàn thân đặt lên chân trái (hoặc phải), chân phải (hoặc trái) duỗi thẳng.
-      Người nghiêng về bên phải (hoặc trái), tay phải (hoặc trái) lấy ty leo thứ 1 và đặt vào lỗ phía trên lỗ đang đặt ty leo thứ 2 bên phải (hoặc trái).
-      Dùng lực của chân trái (hoặc phải) để đứng lên.
-      Đặt chân phải (hoặc trái) lên ty leo ngồi với tư thế trọng lượng toàn thân đặt lên chân phải (hoặc trái), chân trái (hoặc phải) duỗi thẳng.
-      Lặp lại các bước trên cho đến khi đến vị trí công tác hoặc gặp chướng ngại vật (dây hạ áp, branchement…).
b.4/  Vượt chướng ngại vật
Người chỉ huy trực tiếp:
-      Quan sát “Người leo trụ”.
-      Nhắc nhở khi cần thiết.
Người thực hiện công việc leo trụ:
-      Dừng lại tại vị trí hợp lý.
-      Thử điện tất cả các dây trên trụ tại vị trí tiếp xúc khi vượt qua.
-      Quàng dây an toàn phụ qua thân trụ phía trên chướng ngại vật (dây hạ áp, branchement …) và móc dây an toàn phụ vào người.
-      Tháo dây an toàn chính.
-      Đứng thẳng người sao cho thắt lưng cao hơn chướng ngại vật, duỗi thẳng cánh tay rướn người lên cao vượt qua chướng ngại vật.
-      Quàng dây an toàn chính qua thân trụ và móc vào người.
-      Tháo dây an toàn phụ ra khỏi trụ.
-      Tiếp tục leo lên trụ tới vị trí làm việc, chọn vị trí đứng chắc chắn và làm việc với dây an toàn chính.
b.5/  Leo xuống trụ
Người chỉ huy trực tiếp:
-      Quan sát “Người leo trụ”.
-      Ra lệnh “Leo xuống trụ”.
Người thực hiện công việc leo trụ:
-      Người ở tư thế ngồi, trọng lượng toàn thân đặt lên chân trái (hoặc phải), chân phải (hoặc trái) duỗi thẳng.
-      Người nghiêng về bên phải (hoặc trái), tay phải (hoặc trái) lấy ty leo và đặt vào lỗ phía dưới bên phải (hoặc trái).
-      Hạ chân phải (hoặc trái) xuống ty leo, hạ người xuống từ từ đến khi trọng lượng toàn thân đặt lên chân phải (hoặc trái), chân trái (hoặc phải) duỗi thẳng.
-      Gỡ ty leo phía trên bên trái bằng tay trái (hoặc phải) và đặt vào lỗ trụ thấp phía dưới bên trái (hoặc phải).
-      Đặt chân trái (hoặc phải) xuống ty leo, thả người chậm để trọng lượng toàn thân đặt lên chân trái (hoặc phải), chân phải (hoặc trái) duỗi thẳng.
-      Gỡ ty leo phía trên bên phải bằng tay phải (hoặc trái) đưa vào lỗ trụ bên phải, phía dưới.
-      Thả người chậm để trọng lượng toàn thân đặt lên chân phải (hoặc trái), chân trái (hoặc phải) duỗi thẳng.
-      Lặp lại các bước trên cho đến khi gặp chướng ngại vật (dây hạ áp, branchement…).
b.5/  Vượt chướng ngại vật
Người chỉ huy trực tiếp:
-      Quan sát “Người leo trụ”.
-      Nhắc nhở khi cần thiết.
Người thực hiện công việc leo trụ:
-      Dừng lại tại vị trí thuận tiện phía trên gần chướng ngại vật nhất.
-      Quàng dây an toàn phụ qua thân trụ phía trên chướng ngại vật (dây hạ áp, branchement …) và móc dây an toàn phụ vào người.
-      Tháo dây an toàn chính.
-      Hạ chân phải (hoặc trái) xuống ty leo bên phải (hoặc trái) phía dưới chướng ngại vật.
-      Hạ chân trái (hoặc phải) xuống ty leo bên trái (hoặc phải).
-      Đứng ở tư thế trọng lượng toàn thân đặt lên hai chân.
-      Quàng dây an toàn chính vào trụ và móc vào người (phía dưới chướng ngại vật).
-      Tháo dây an toàn phụ ra khỏi trụ.
-      Tiếp tục leo xuống trụ tới mặt đất an toàn bằng dây an toàn chính.
b.6/  Kết thúc công việc
Người chỉ huy trực tiếp:
-      Báo cáo đã hoàn thành công việc leo trụ bê tông ly tâm với dây an toàn chính và dây an toàn phụ hai móc
Người thực hiện công việc leo trụ:
-      Tháo tất cả dây an toàn ra khỏi người.
-      Thu dọn dụng cụ an toàn.
2. THAO TÁC CẮT FCO (LBFCO) THEO PHIẾU THAO TÁC.
-       Người thao tác có trình độ an toàn bậc III.
-       Người  NGS có trình độ an toàn bậc IV.
    a. Chuẩn bị dụng cụ an toàn-dụng cụ thi công
Mỗi cá nhân thực hiện công việc phải trang bị trong suốt quá trình làm việc:
-      Quần áo BHLĐ
-      Giầy BHLĐ
-      Đai an toàn
-      Dây an toàn phụ 2 móc
-      Ty leo: 3 cây
-      Bút thử điện hạ áp
Nhóm thao tác cần có:
-      Sào thao tác trung áp : 1 cây
-      Găng tay cách điện trung áp: 1 đôi
-      Dây thừng: 1 sợi
b. Trình tự thực hiện: (NTT đang đứng tại vị trí thao tác)
    b.1/  Trước khi thao tác
Người giám sát:
-     Kiểm tra thành phần của nhóm thao tác, bậc an toàn từng người trong nhóm thao tác.
-     Kiểm tra tình trạng sức khỏe của nhân viên thao tác theo điều 82; 88 của QTKTATĐ.
-     Kiểm tra hiện trạng lưới điện, thiết bị điện theo thực tế tại hiện trường, đối chiếu với các hạng mục cần thao tác trong PTT.
-     Kiểm tra găng cách điện trung áp.
-     Yêu cầu người thao tác kiểm tra dây an toàn để xác định tình trạng sử dụng còn tốt.
-     Kiểm tra sơ bộ kết cấu trụ đảm bảo an toàn không.
Người thao tác:
-     Kiểm tra lại trang bị BHLĐ cá nhân.
-     Kiểm tra kết cấu trụ có đảm bảo không.
-     Thử dây an toàn tại chân trụ theo điều 110 của QTKTATĐ.
    b.2/  Vào vị trí chuẩn bị thao tác
Người giám sát:
-     Xác định vị trí thao tác, yêu cầu Người thao tác đứng ở vị trí chắc chắn và đảm bảo khoảng cách an toàn.
-     Nếu cần leo lên trụ thực hiện theo trình tự công việc leo lên trụ như quy định.
Người thao tác:
-     Nếu cần leo lên trụ thực hiện theo trình tự công việc leo lên trụ như quy định.
-     Đứng ở vị trí chắc chắn và thuận tiện cho việc thao tác cắt 03 FCO (1 FCO).
-     Mang găng tay cách điện trung áp vào.
-     Nhận sào thao tác từ người giám sát.
    b.3/  Thao tác cắt FCO
Người giám sát:
-     Đứng ở vị trí dễ dàng quan sát NTT.
-     Ra lệnh “Cắt lần lượt 03 FCO” (1 FCO).
Người thao tác:
-     Mang găng tay cách điện.
-     Dùng hai tay từ từ đưa sào lên trên.
-     Móc đầu sào vào vòng tròn của cần fuse của FCO.
-     Cắt pha giữa trước 2 pha bìa sau
-     Giật mạnh và dứt khoát cần fuse ra khỏi ngàm FCO, sao cho đầu cần fuse cách ngàm ít nhất 20cm.
-     Hạ sào xuống, sao cho cần fuse từ từ buông xuống.
-     Rút sào ra khỏi móc của cần fuse.
Người giám sát:
-     Kiểm tra lại lần lượt tất cả 03 FCO (FCO) của đường dây, nhánh rẽ đã cắt tạo khoảng hở thấy được.
-     Đánh dấu “Đã thực hiện” vào PTT.
-     Ra lệnh đưa dụng cụ an toàn xuống trụ.
-     Ra lệnh “xuống trụ”.
Người thao tác:
-     Dùng dây thừng đưa dụng cụ an toàn xuống trụ.
-     Thực hiện xuống trụ đúng theo quy trình.
    b.4/  Hoàn tất thao tác cắt FCO
Người giám sát:
-     Kiểm tra dụng cụ an toàn và yêu cầu thu dọn hiện trường.
Người thao tác:
-     Thu dọn dụng cụ an toàn.
-     Chỉnh trang trang phục BHLĐ
3. THAO TÁC CẮT DS HOẶC LTD THEO PHIẾU THAO TÁC
-       Người thao tác có trình độ an toàn bậc III.
-       Người  NGS có trình độ an toàn bậc IV.
          a. Chuẩn bị dụng cụ an toàn-dụng cụ thi công
Mỗi cá nhân thực hiện công việc phải trang bị trong suốt quá trình làm việc:
-      Quần áo BHLĐ
-      Giầy BHLĐ
-      Đai an toàn
-      Dây an toàn phụ 2 móc
-      Ty leo: 3 cây
-      Bút thử điện hạ áp
Nhóm thao tác cần có:
-      Sào thao tác trung áp : 1 cây
-      Găng tay cách điện trung áp: 1 đôi
-      Dây thừng: 1 sợi
b. Trình tự thực hiện: (NTT đang đứng tại vị trí thao tác)
    b.1/  Trước khi thao tác
Người giám sát:
-     Kiểm tra thành phần của nhóm thao tác, bậc an toàn từng người trong nhóm thao tác.
-     Kiểm tra tình trạng sức khỏe của nhân viên thao tác theo điều 82; 88 của QTKTATĐ.
-     Kiểm tra hiện trạng lưới điện, thiết bị điện theo thực tế tại hiện trường, đối chiếu với các hạng mục cần thao tác trong PTT.
-     Kiểm tra găng cách điện trung áp.
-     Yêu cầu người thao tác kiểm tra dây an toàn để xác định tình trạng sử dụng còn tốt.
-     Kiểm tra sơ bộ kết cấu trụ đảm bảo an toàn không.
Người thao tác:
-     Kiểm tra lại trang bị BHLĐ cá nhân.
-     Kiểm tra kết cấu trụ có đảm bảo không.
-     Thử dây an toàn tại chân trụ theo điều 110 của QTKTATĐ.
    b.2/  Vào vị trí chuẩn bị thao tác
Người giám sát:
-     Xác định vị trí thao tác, yêu cầu Người thao tác đứng ở vị trí chắc chắn và đảm bảo khoảng cách an toàn.
-     Nếu cần leo lên trụ thực hiện theo trình tự công việc leo lên trụ như quy định.
Người thao tác:
-     Nếu cần leo lên trụ thực hiện theo trình tự công việc leo lên trụ như quy định.
-     Đứng ở vị trí chắc chắn và thuận tiện cho việc thao tác cắt DS hoặc LTD.
-     Mang găng tay cách điện trung áp vào.
-     Nhận sào thao tác từ người giám sát.
    b.3/  Thao tác cắt DS, LTD
Người giám sát:
-     Đứng ở vị trí dễ dàng quan sát NTT.
-     Xác định các phần trước trong phiếu thao tác đã thực hiện hoặc đường dây sau DS hoặc LTD không mang tải.
-     Ra lệnh “Cắt lần lượt 03 DS hoặc LTD”
Người thao tác:
-     Mang găng tay cách điện.
-     Dùng hai tay từ từ đưa sào lên trên.
-     Móc đầu sào vào vòng tròn của cần DS hoặc LTD.
-     Cắt pha giữa trước 2 pha bìa sau
-     Giật mạnh và dứt khoát cần DS hoặc LTD ra khỏi ngàm DS hoặc LTD, sao cho đầu cần DS hoặc LTD cách ngàm ít nhất 20cm.
-     Hạ sào xuống, sao cho cần DS hoặc LTD từ từ buông xuống.
-     Rút sào ra khỏi móc của cần DS hoặc LTD.
Người giám sát:
-     Kiểm tra lại lần lượt tất cả các pha của DS hoặc LTD của đường dây, nhánh rẽ đã cắt tạo khoảng hở thấy được.
-     Đánh dấu “Đã thực hiện” vào PTT.
-     Ra lệnh đưa dụng cụ an toàn xuống trụ.
-     Ra lệnh “xuống trụ”.
Người thao tác:
-     Dùng dây thừng đưa dụng cụ an toàn xuống trụ.
-     Thực hiện xuống trụ đúng theo quy trình.
    b.4/  Hoàn tất thao tác cắt DS hoặc LTD
Người giám sát:
-     Kiểm tra dụng cụ an toàn và yêu cầu thu dọn hiện trường.
Người thao tác:
-     Thu dọn dụng cụ an toàn.
-     Chỉnh trang trang phục BHLĐ
4. THÁO, LẮP TIẾP ĐẤT DI ĐỘNG TRUNG ÁP LOẠI KẸP MỎ VỊT
-       Người thao tác có trình độ an toàn bậc III.
-       Người giám sát có trình độ an toàn bậc IV.
a.    Chuẩn bị dụng cụ an toàn-dụng cụ thi công
Mỗi cá nhân thực hiện công việc phải trang bị trong suốt quá trình làm việc:
-      Quần áo BHLĐ
-      Giầy BHLĐ
-      Đai an toàn
-      Dây an toàn phụ 2 móc
-      Ty leo: 3 cây
-      Bút thử điện hạ áp
Nhóm công tác cần có:
-      Còi thử điện trung áp.
-      Bộ dây tiếp đất trung áp loại kẹp mỏ vịt.
-      Sào tiếp đất trung áp : 1 cây
-      Găng tay cách điện trung áp: 1 đôi
-      Dây thừng: 1 sợi
b. Trình tự thực hiện
          PHẦN LẮP TIẾP ĐẤT
b.1/ Trước khi thực hiện:
Người giám sát:
-       Kiểm tra thành phần của nhóm công tác, bậc an toàn từng người trong nhóm công tác.
-       Kiểm tra tình trạng sức khỏe nhóm công tác theo điều 82; 88 của QTKTATĐ.
-       Kiểm tra hiện trạng lưới điện, thiết bị điện theo thực tế tại hiện trường với sơ đồ khi khảo sát hiện trường.
-       Kiểm tra bên ngoài: sào, găng… còn hạn sử dụng, dây nối đất các đầu kẹp dây còn tốt.
-       Kiểm tra dây an toàn, xác định tình trạng sử dụng bút thử điện còn tốt.
Người thực hiện:
-       Kiểm tra và chỉnh trang trang BHLĐ cá nhân.
-       Kiểm tra kết cấu trụ có đảm bảo không.
-       Thử dây an toàn tại chân trụ theo điều 110 của QTKTATĐ
b.2/ Leo lên trụ:
Người giám sát:
-     Nếu cần leo lên trụ thực hiện theo trình tự công việc leo lên trụ như quy định.
Người thực hiện:
-     Nếu cần leo lên trụ thực hiện theo trình tự công việc leo lên trụ như quy định.
b.3/ Thực hiện lắp tiếp đất:
Người giám sát:
-     Đứng ở vị trí dễ dàng quan sát NTT.
-     Đưa dụng cụ cho người thực hiện
-     Nhắc nhở người thực hiện khi cần thiết
Người thực hiện:
-      Cắm hai ty leo ngang bằng nhau, ở vị trí sao cho có thể dùng tay móc các đầu dây tiếp đất vào dây trung tính và cách xa phần còn mang điện.
-      Hai chân đứng trên hai ty leo ngang bằng nhau.
-      Điều chỉnh dây quàng trụ sao cho khi ngữa ra thân người hợp với thân trụ từ >30o đến <45o
-      Chuyển sào lên và xuống bằng cách dùng dây thừng nhỏ (hoặc dây dù).
-      Một đầu dây thừng nhỏ (hoặc dây dù) buộc vào móc chữ D của dây an toàn.
-      Thả đầu kia dây thừng nhỏ (hoặc dây dù) xuống dưới.
-      Buộc sào vào khoảng giữa dây thừng nhỏ (hoặc dây dù).(Sao cho người bên dưới có thể nắm một đầu dây để kiểm soát không cho sào va vào chướng ngại vật trong quá trình kéo sào lên).
-      Người bên trên kéo sào lên, người bên dưới  nắm một đầu dây để kiểm soát không cho sào va vào chướng ngại vật trong quá trình kéo sào lên, cho đến khi người bên trên giữ được sào.
-      Mang găng tay cách điện.
-      Dùng còi thử điện gắn vào sào để thử không còn điện cả 3 pha
-      Dùng tay móc 4 đầu của dây tiếp đất vào dây trung tính.
-      Xiết chặt một đầu nối cố định với dây trung tính.
-      Điều chỉnh vị trí đứng để các dây của bộ tiếp đất không chạm vào người trong quá trình thực hiện tiếp đất.
-      Dùng sào  móc 1 đầu dây tiếp đất, đưa lên móc vào 1 dây dẫn, xiết chặt.
-      Tiếp tục thực hiện các pha còn lại.
Người giám sát:
-     Kiểm tra lại lần lượt tất cả các pha đã được tiếp đất chắc chắn.
-     Ra lệnh đưa dụng cụ an toàn xuống trụ.
-     Ra lệnh “xuống trụ”.
Người thao tác:
-     Dùng dây thừng đưa dụng cụ an toàn xuống trụ.
-     Thực hiện xuống trụ đúng theo quy trình.
    b.4/  Hoàn tất công việc lắp tiếp đất
Người giám sát:
-     Kiểm tra dụng cụ an toàn và yêu cầu thu dọn hiện trường.
Người thao tác:
-     Thu dọn dụng cụ an toàn.
-     Chỉnh trang trang phục BHLĐ
          PHẦN THÁO TIẾP ĐẤT
b.1/ Trước khi thực hiện:
Người giám sát:
-       Kiểm tra thành phần của nhóm công tác, bậc an toàn từng người trong nhóm công tác.
-       Kiểm tra tình trạng sức khỏe nhóm công tác theo điều 82; 88 của QTKTATĐ.
-       Kiểm tra hiện trạng lưới điện, thiết bị điện theo thực tế tại hiện trường với sơ đồ khi khảo sát hiện trường.
-       Kiểm tra bên ngoài: sào, găng… còn hạn sử dụng, dây nối đất các đầu kẹp dây còn tốt.
-       Kiểm tra dây an toàn, xác định tình trạng sử dụng bút thử điện còn tốt.
Người thực hiện:
-       Kiểm tra và chỉnh trang trang BHLĐ cá nhân.
-       Kiểm tra kết cấu trụ có đảm bảo không.
-       Thử dây an toàn tại chân trụ theo điều 110 của QTKTATĐ
b.2/ Leo lên trụ:
Người giám sát:
-     Nếu cần leo lên trụ thực hiện theo trình tự công việc leo lên trụ như quy định.
Người thực hiện:
-     Nếu cần leo lên trụ thực hiện theo trình tự công việc leo lên trụ như quy định.
b.3/ Thực hiện tháo tiếp đất:
Người giám sát:
-     Đứng ở vị trí dễ dàng quan sát NTH.
-     Đưa dụng cụ cho người thực hiện
-     Nhắc nhở người thực hiện khi cần thiết
Người thực hiện:
-      Cắm hai ty leo ngang bằng nhau, ở vị trí sao cho có thể dùng tay móc các đầu dây tiếp đất vào dây trung tính và cách xa phần còn mang điện.
-      Hai chân đứng trên hai ty leo ngang bằng nhau.
-      Điều chỉnh dây quàng trụ sao cho khi ngữa ra thân người hợp với thân trụ từ >30o đến <45o
-      Chuyển sào lên và xuống bằng cách dùng dây thừng nhỏ (hoặc dây dù).
-      Một đầu dây thừng nhỏ (hoặc dây dù) buộc vào móc chữ D của dây an toàn.
-      Thả đầu kia dây thừng nhỏ (hoặc dây dù) xuống dưới.
-      Buộc sào vào khoảng giữa dây thừng nhỏ (hoặc dây dù).(Sao cho người bên dưới có thể nắm một đầu dây để kiểm soát không cho sào va vào chướng ngại vật trong quá trình kéo sào lên).
-      Người bên trên kéo sào lên, người bên dưới  nắm một đầu dây để kiểm soát không cho sào va vào chướng ngại vật trong quá trình kéo sào lên, cho đến khi người bên trên giữ được sào.
-      Mang găng tay cách điện.
-      Điều chỉnh vị trí đứng để các dây của bộ tiếp đất không chạm vào người trong quá trình tháo tiếp đất.
-      Dùng sào  móc 1 đầu dây tiếp đất với dây dẫn. Dùng sào vặn ra. Tháo rời khỏi dây dẫn. Móc vào dây trung tính.
-      Tuần tự tháo các pha còn lại
-      Tháo đầu nối cố định với dây trung tính.
-      Dùng tay tháo các dầu dây tiếp đất ra khỏi dây trung tính.
-      Chuyển dây xuống đất bằng dây thừng (dây dù nhỏ)
Người giám sát:
-     Kiểm tra lại lần lượt tất cả các pha đã được tháo tiếp đất.
-     Ra lệnh đưa dụng cụ an toàn xuống trụ.
-     Ra lệnh “xuống trụ”.
Người thực hiện:
-     Dùng dây thừng đưa dụng cụ an toàn xuống trụ.
-     Thực hiện xuống trụ đúng theo quy trình.
    b.4/  Hoàn tất công việc tháo tiếp đất
Người giám sát:
-     Kiểm tra dụng cụ an toàn và yêu cầu thu dọn hiện trường.
Người thực hiện:
-     Thu dọn dụng cụ an toàn.
-     Chỉnh trang trang phục BHLĐ
5. THÁO, LẮP TIẾP ĐẤT DI ĐỘNG HẠ THẾ LOẠI KẸP MỎ VỊT
-       Người thao tác có trình độ an toàn bậc III.
-       Người giám sát có trình độ an toàn bậc IV.
b.    Chuẩn bị dụng cụ an toàn-dụng cụ thi công
Mỗi cá nhân thực hiện công việc phải trang bị trong suốt quá trình làm việc:
-      Quần áo BHLĐ
-      Giầy BHLĐ
-      Đai an toàn
-      Dây an toàn phụ 2 móc
-      Ty leo: 3 cây
-      Bút thử điện hạ áp
Nhóm công tác cần có:
-      Bộ sào tiếp đất hạ áp loại kẹp mỏ vịt.
-      Găng tay cách điện hạ áp: 1 đôi
-      Dây thừng: 1 sợi
b. Trình tự thực hiện
          PHẦN LẮP TIẾP ĐẤT
b.1/ Trước khi thực hiện:
Người giám sát:
-       Kiểm tra thành phần của nhóm công tác, bậc an toàn từng người trong nhóm công tác.
-       Kiểm tra tình trạng sức khỏe nhóm công tác theo điều 82; 88 của QTKTATĐ.
-       Kiểm tra hiện trạng lưới điện, thiết bị điện theo thực tế tại hiện trường với sơ đồ khi khảo sát hiện trường.
-       Kiểm tra bên ngoài: sào, găng… còn hạn sử dụng, dây nối đất các đầu kẹp dây còn tốt.
-       Kiểm tra dây an toàn, xác định tình trạng sử dụng bút thử điện còn tốt.
Người thực hiện:
-       Kiểm tra và chỉnh trang trang BHLĐ cá nhân.
-       Kiểm tra kết cấu trụ có đảm bảo không.
-       Thử dây an toàn tại chân trụ theo điều 110 của QTKTATĐ
b.2/ Leo lên trụ:
Người giám sát:
-     Nếu cần leo lên trụ thực hiện theo trình tự công việc leo lên trụ như quy định.
Người thực hiện:
-     Nếu cần leo lên trụ thực hiện theo trình tự công việc leo lên trụ như quy định.
b.3/ Thực hiện lắp tiếp đất:
Người giám sát:
-     Đứng ở vị trí dễ dàng quan sát người thực hiện.
-     Đưa dụng cụ cho người thực hiện
-     Nhắc nhở người thực hiện khi cần thiết
Người thực hiện:
-     Dùng bút thử điện hạ thế thử không còn điện
-     Mang găng tay cách điện.
-     Dùng tay móc 4 đầu của bộ tiếp đất vào dây trung tính.
-     Xiết chặt một đầu nối cố định với dây trung tính.
-     Điều chỉnh vị trí đứng để các dây của bộ tiếp đất không chạm vào người trong quá trình thực hiện tiếp đất.
-     Cầm cán sào móc 1 đầu dây tiếp đất, đưa lên móc vào 1 dây dẫn, xiết chặt.
-     Tiếp tục thực hiện các pha còn lại.
Người giám sát:
-     Kiểm tra lại lần lượt tất cả các pha đã được tiếp đất chắc chắn.
-     Ra lệnh đưa dụng cụ an toàn xuống trụ.
-     Ra lệnh “xuống trụ”.
Người thực hiện:
-     Dùng dây thừng đưa dụng cụ an toàn xuống trụ.
-     Thực hiện xuống trụ đúng theo quy trình.
    b.4/  Hoàn tất công việc lắp tiếp đất
Người giám sát:
-     Kiểm tra dụng cụ an toàn và yêu cầu thu dọn hiện trường.
Người thực hiện:
-     Thu dọn dụng cụ an toàn.
-     Chỉnh trang trang phục BHLĐ
PHẦN THÁO TIẾP ĐẤT
b.1/ Trước khi thực hiện:
Người giám sát:
-       Kiểm tra thành phần của nhóm công tác, bậc an toàn từng người trong nhóm công tác.
-       Kiểm tra tình trạng sức khỏe nhóm công tác theo điều 82; 88 của QTKTATĐ.
-       Kiểm tra hiện trạng lưới điện, thiết bị điện theo thực tế tại hiện trường với sơ đồ khi khảo sát hiện trường.
-       Kiểm tra bên ngoài: sào, găng… còn hạn sử dụng, dây nối đất các đầu kẹp dây còn tốt.
-       Kiểm tra dây an toàn, xác định tình trạng sử dụng bút thử điện còn tốt.
Người thực hiện:
-       Kiểm tra và chỉnh trang trang BHLĐ cá nhân.
-       Kiểm tra kết cấu trụ có đảm bảo không.
-       Thử dây an toàn tại chân trụ theo điều 110 của QTKTATĐ
b.2/ Leo lên trụ:
Người giám sát:
-     Nếu cần leo lên trụ thực hiện theo trình tự công việc leo lên trụ như quy định.
Người thực hiện:
-     Nếu cần leo lên trụ thực hiện theo trình tự công việc leo lên trụ như quy định.
b.3/ Thực hiện tháo tiếp đất:
Người giám sát:
-     Đứng ở vị trí dễ dàng quan sát NTT.
-     Đưa dụng cụ cho người thực hiện
-     Nhắc nhở người thực hiện khi cần thiết
Người thực hiện:
-      Cắm hai ty leo ngang bằng nhau, ở vị trí sao cho có thể dùng tay móc các đầu dây tiếp đất vào dây trung tính và cách xa phần còn mang điện.
-      Hai chân đứng trên hai ty leo ngang bằng nhau.
-      Điều chỉnh dây quàng trụ sao cho khi ngữa ra thân người hợp với thân trụ từ >30o đến <45o
-      Mang găng tay cách điện.
-      Nắm cán sào tháo tiếp đất ra khỏi dây pha xa nhất.
-      Móc đầu dây tiếp đất đã tháo vào dây trung tính.
-      Lần lượt tháo tiếp đất ra khỏi các dây pha
-      Tháo bộ tiếp đất ra khỏi dây trung tính.
-      Điều chỉnh vị trí đứng để các dây của bộ tiếp đất không chạm vào người trong quá trình thực hiện tiếp đất.
Người giám sát:
-     Kiểm tra lại lần lượt tất cả các pha đã được tháo tiếp đất.
-     Ra lệnh đưa dụng cụ an toàn xuống trụ.
-     Ra lệnh “xuống trụ”.
Người thực hiện:
-     Dùng dây thừng đưa dụng cụ an toàn xuống trụ.
-     Thực hiện xuống trụ đúng theo quy trình.
    b.4/  Hoàn tất công việc tháo tiếp đất
Người giám sát:
-     Kiểm tra dụng cụ an toàn và yêu cầu thu dọn hiện trường.
Người thực hiện:
-     Thu dọn dụng cụ an toàn.
-     Chỉnh trang trang phục BHLĐ
6. THÁO LẮP BỘ TIẾP ĐẤT HẠ THẾ CHO DÂY BỌC
-       Người thao tác có trình độ an toàn bậc III.
-       Người CHTT hoặc giám sát có trình độ an toàn bậc IV.
c.     Chuẩn bị dụng cụ an toàn-dụng cụ thi công
Mỗi cá nhân thực hiện công việc phải trang bị trong suốt quá trình làm việc:
-      Quần áo BHLĐ
-      Giầy BHLĐ
-      Đai an toàn
-      Dây an toàn phụ 2 móc
-      Ty leo: 3 cây
-      Bút thử điện hạ áp
Nhóm công tác cần có:
-      Phần di động của bộ tiếp đất cho dây bọc (đầu đực)
-      Găng tay cách điện hạ áp: 1 đôi
-      Dây thừng: 1 sợi
b. Trình tự thực hiện
          PHẦN LẮP TIẾP ĐẤT
b.1/ Trước khi thực hiện:
Người giám sát:
-       Kiểm tra thành phần của nhóm công tác, bậc an toàn từng người trong nhóm công tác.
-       Kiểm tra tình trạng sức khỏe nhóm công tác theo điều 82; 88 của QTKTATĐ.
-       Kiểm tra hiện trạng lưới điện, thiết bị điện theo thực tế tại hiện trường với sơ đồ khi khảo sát hiện trường.
-       Kiểm tra bên ngoài: bộ tiếp đất, găng… còn hạn sử dụng, dây nối đất các đầu kẹp dây còn tốt.
-       Kiểm tra dây an toàn, xác định tình trạng sử dụng bút thử điện còn tốt.
Người thực hiện:
-       Kiểm tra và chỉnh trang trang BHLĐ cá nhân.
-       Kiểm tra kết cấu trụ có đảm bảo không.
-       Thử dây an toàn tại chân trụ theo điều 110 của QTKTATĐ
b.2/ Leo lên trụ:
Người giám sát:
-     Nếu cần leo lên trụ thực hiện theo trình tự công việc leo lên trụ như quy định.
Người thực hiện:
-     Nếu cần leo lên trụ thực hiện theo trình tự công việc leo lên trụ như quy định.
b.3/ Thực hiện lắp tiếp đất:
Người giám sát:
-     Đứng ở vị trí dễ dàng quan sát người thực hiện.
-     Đưa dụng cụ cho người thực hiện
-     Nhắc nhở người thực hiện khi cần thiết
Người thực hiện:
-     Dùng bút thử điện hạ thế thử không còn điện
-     Mang găng tay cách điện.
-     Gắn phần di động (đầu đực) vào phần cố định (đầu cái) của dây trung tính và vặn theo chiều kim đồng hồ đến khi chốt vào ngàm.
-     Gắn phần di động (đầu đực) vào phần cố định (đầu cái) của từng pha  và vặn theo chiều kim đồng hồ đến khi chốt vào ngàm.
Người giám sát:
-     Kiểm tra lại lần lượt tất cả các pha đã được tiếp đất chắc chắn.
-     Ra lệnh đưa dụng cụ an toàn xuống trụ.
-     Ra lệnh “xuống trụ”.
Người thực hiện:
-     Dùng dây thừng đưa dụng cụ an toàn xuống trụ.
-     Thực hiện xuống trụ đúng theo quy trình.
    b.4/  Hoàn tất công việc lắp tiếp đất
Người giám sát:
-     Kiểm tra dụng cụ an toàn và yêu cầu thu dọn hiện trường.
Người thực hiện:
-     Thu dọn dụng cụ an toàn.
-     Chỉnh trang trang phục BHLĐ
          PHẦN THÁO TIẾP ĐẤT
b.1/ Trước khi thực hiện:
Người giám sát:
-       Kiểm tra thành phần của nhóm công tác, bậc an toàn từng người trong nhóm công tác.
-       Kiểm tra tình trạng sức khỏe nhóm công tác theo điều 82; 88 của QTKTATĐ.
-       Kiểm tra hiện trạng lưới điện, thiết bị điện theo thực tế tại hiện trường với sơ đồ khi khảo sát hiện trường.
-       Kiểm tra bên ngoài: găng còn hạn sử dụng,
-       Kiểm tra dây an toàn, xác định tình trạng sử dụng bút thử điện còn tốt.
Người thực hiện:
-       Kiểm tra và chỉnh trang trang BHLĐ cá nhân.
-       Kiểm tra kết cấu trụ có đảm bảo không.
-       Thử dây an toàn tại chân trụ theo điều 110 của QTKTATĐ
b.2/ Leo lên trụ:
Người giám sát:
-     Nếu cần leo lên trụ thực hiện theo trình tự công việc leo lên trụ như quy định.
Người thực hiện:
-     Nếu cần leo lên trụ thực hiện theo trình tự công việc leo lên trụ như quy định.
b.3/ Thực hiện tháo tiếp đất:
Người giám sát:
-     Đứng ở vị trí dễ dàng quan sát người thực hiện.
-     Đưa dụng cụ cho người thực hiện
-     Nhắc nhở người thực hiện khi cần thiết
Người thực hiện:
-     Mang găng tay cách điện.
-     Tháo phần di động (đầu đực) ra khỏi phần cố định (đầu cái) của từng pha  và vặn theo ngược chiều kim đồng hồ đến khi chốt ra khỏi ngàm.
-     Tháo phần di động (đầu đực) ra khỏi phần cố định (đầu cái) của dây trung tính và vặn theo chiều kim đồng hồ đến khi chốt ra khỏi ngàm.
Người giám sát:
-     Kiểm tra lại lần lượt tất cả các pha đã được tháo tiếp đất.
-     Ra lệnh đưa dụng cụ an toàn xuống trụ.
-     Ra lệnh “xuống trụ”.


Người thực hiện:
-     Dùng dây thừng đưa dụng cụ an toàn xuống trụ.
-     Thực hiện xuống trụ đúng theo quy trình.
    b.4/  Hoàn tất công việc tháo tiếp đất
Người giám sát:
-     Kiểm tra dụng cụ an toàn và yêu cầu thu dọn hiện trường.
Người thực hiện:
-     Thu dọn dụng cụ an toàn.
-     Chỉnh trang trang phục BHLĐ

GIÁM ĐỐC





                                                                                         

  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.